Kết quả đánh giá hàm lượng kali tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 94 - 96)

TT Đánh giá K2O (%)* Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Nghèo < 1,0 109.888,45 34,34

2 Trung bình 1,0 - 2,0 195.376,00 61,05

3 Giàu > 2,0 14.735,55 4,60

Diện tích đánh giá 320.000,00 100,00

*Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000 Bảng 3.19 cho thấy, đất nơng nghiệp tỉnh Sơn La có hàm lượng kali tổng số ở mức trung bình đến nghèo; diện tích đất nghèo kali chiếm đến 34,34%, trong đó đất giàu kali chỉ chiếm 4,6%.

Kết quả tổng hợp các hàm lượng dinh dưỡng tổng số trong các nhóm đất của vùng điều tra thể hiện ở biểu đồ 3.5.

Hình 3.5 và kết quả đánh giá cho thấy:

- Hàm lượng đạm tổng số ở các loại đất trong nhóm đất phù sa ở mức trung bình (N = 0,12 - 0,14%), cao nhất ở đất phù sa đọng nước. Hàm lượng lân tổng số ở hầu hết các loại đất phù sa đều ở mức giàu (P2O5 > 0,1%). Hàm lượng kali tổng số trong các loại đất phù sa đều ở mức trung bình (K2O = 1,09 - 1,64).

Hình 3.5. Hàm lượng dinh dưỡng tổng số trong các loại đất

- Hàm lượng đạm tổng số ở mức nghèo đến giàu và có sự biến động lớn giữa các loại đất (N = 0,08 - 0,26%), thấp nhất ở đất xám điển hình cơ giới nhẹ.

- Hàm lượng đạm tổng số trong đất có sự biến động khơng lớn giữa các loại đất, đều ở mức trung bình và cao, tỷ lệ N% cao nhất lên tới 0,54% (ở đất mùn núi cao). Tỷ lệ P2O5% trong đất ở mức rất cao (theo thang đánh giá của Hội Khoa học Đất). K2O% trong đất ở mức thấp đến trung bình và có sự biến động rất lớn giữa các loại đất, trong đó K2O % trong đất mùn là thấp nhất (K2O = 0,02%).

Như vậy, có thể thấy rằng đất nông nghiệp tỉnh Sơn La có hạn chế về hàm lượng dinh dưỡng kali tổng số, tiếp đến là đạm. Lân tổng số không phải là yếu tố hạn chế của đất nông nghiệp tỉnh Sơn La.

e) Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (P2O5 - K2O - mg/100g đất)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 94 - 96)