Kết quả đánh giá thành phần cơ giới của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 101 - 102)

TT Phân cấp TPCG(*) Kí hiệu (C) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Sét C1 150.477,29 47,02 2 Thịt pha sét C2 112.277,16 35,09 3 Thịt pha sét và cát C3 25.667,12 8,02 4 Thịt pha cát C4 31.578,43 9,87 Diện tích đánh giá 320.000 100,00 *Nguồn: FAO, 1976

Bảng 3.25 cho thấy: Thành phần cơ giới của các loại đất nông nghiệp tỉnh Sơn La biến động phức tạp, thay đổi từ thịt pha cát đến sét. Trong đó đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét chiếm tới 82,11% diện tích điều tra, tập trung chủ yếu trên đất nâu đỏ, đất phù sa chua, đất xám chua, đất đen. Đất có thành phần cơ giới thịt pha cát có diện tích 31.578,43, chiếm 9,87% diện tích điều tra, thường gặp ở đất xám điển hình, tầng mỏng, đất phù sa điển hình cơ giới nhẹ. Đất có thành phần cơ giới thịt pha sét và cát có diện tích 25.667,12 ha, thường gặp trên loại đất phù sa điển hình, đất xám đọng nước, đất dốc tụ.

Từ kết quả phân tích đất, thành phần cấp hạt (%) của các loại đất nông nghiệp tỉnh Sơn La được thể hiện tại Hình 3.7 như sau:

% Cấp hạt

Hình 3.7. Thành phần cấp hạt của các loại đất nông nghiệp tỉnh Sơn La

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần cấp hạt của đất tầng mặt của hầu hết các loại đất trong tỉnh có xu thế giảm cấp hạt thịt, tăng cấp hạt cát và sét; cụ thể như sau:

cấp hạt sét biến động 25 - 50% và trung bình là 35%; cấp hạt thịt biến động 17 – 30% và trung bình là 25%; cấp hạt cát biến động 25 - 60% và trung bình là 40%.

Như vậy, có thể thấy rằng q trình canh tác trên đất dốc tại Sơn La diễn ra liên tục nhưng khơng có các biện pháp bảo vệ đã gây ra hiện tượng rửa trôi đất bề mặt trên diện rộng. Nếu khơng có biện pháp bảo vệ đất trong q trình canh tác thì đất dễ bị hoang mạc hóa, cơ giới trở nên nhẹ hơn, đất mất cấu trúc sẽ trở nên hạn chế đối với canh tác nông nghiệp.

3.3.1.5. Độ dốc

Độ dốc là yếu tố khá quan trọng, có liên quan đến việc bố trí cơ cấu cây trồng và chế độ canh tác. Trong nghiên cứu này, bản đồ độ dốc đã được xây dựng từ mơ hình độ cao tồn tỉnh (Digital Elevation Model - DEM) bằng kỹ thuật GIS. Dựa vào yêu cầu sử dụng đất của cây trồng trong canh tác nông nghiệp, độ dốc được chia thành 6 cấp, thống kê diện tích các cấp độ dốc được thể hiện ở bảng 3.26.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phụcluận án TS nông nghiệp626201 (Trang 101 - 102)