Nội hàm, vai trò của pháp luật và các yếu tố tác động đến pháp luật về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 52)

và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

2.2.1. Nội hàm của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

Sự ra đời và hình thành nên một lĩnh vực pháp luật bất kỳ nào đó nói chung và pháp luật về TTCK nói riêng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu cần được pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của những chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đó và quan trọng hơn nữa là để bảo hộ và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK, thì yếu tố đầu tiên là mơi trường pháp lý, yếu tố thứ hai là hàng hóa trên thị trường và tiếp theo nữa là tình hình chính trị và sự hiểu biết của cơng chúng về chứng khốn. Thị trường chứng khốn khơng thể vận hành và phát triển mạnh nếu khơng có một khn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của TTCK.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán muốn tồn tại được là nhờ hoạt động đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán của các tổ chức, cá nhân, gọi chung là nhà đầu tư. Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư đặc thù liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, chính sách tiền tệ và chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt khác, các quan hệ phát sinh từ đầu tư chứng khoán là những quan hệ phức tạp, dễ

phát sinh tranh chấp và luôn vận động theo sự năng động và phát triển của TTCK. Do đó, vai trị quản lý và điều tiết của Nhà nước trong hoạt động đầu tư chứng khốn là khơng thể thiếu được. Ngun tắc đảm bảo sự can thiệp và quản lý của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội [1] và nguyên tắc nâng cao vai trò quản lý cùa Nhà nước đối với hoạt động đầu tư chứng khoán [4] ln chiếm một vị trí quan trọng. Nhà nước thực hiện vai trị này thơng qua cơng cụ là pháp luật. Pháp luật phải kịp thời phản ánh, ghi nhận và điều chỉnh các quan hệ từ đầu tư chứng khoán. Như vậy, điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán là sự tác động bằng pháp luật lên các quan hệ này nhằm chi phối và định hướng chúng phát triển trong một trật tự nhất định, phù hợp với mục tiêu và nguyên tắc chung của TTCK cùng với sự phát triển khách quan của xã hội và ý chí của Nhà nước [69].

2.2.1.1. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

Thời kỳ đầu, TTCK và QĐTCK ở các nước được điều chỉnh, tổ chức và vận hành chủ yếu thông qua các quy tắc tự định chế của các tổ chức thị trường, các tổ chức hiệp hội, như: Quy chế thành viên của Sở giao dịch chứng khoán; Các quy chế, quy tắc mang tính khế ước, đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội những NĐT chứng khoán, Hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán hay Hiệp hội những nhà mơi giới chứng khốn. Tiếp đến là những tiêu chuẩn và quy phạm có tính bắt buộc để điều tiết TTCK, bảo vệ quyền lợi của NĐT và sự an toàn của thị trường nhưng chủ yếu là các văn bản có giá trị pháp lý thấp (các văn bản dưới Luật). Luật Chứng khoán năm 1933 [119] và Luật giao dịch chứng khoán năm 1934 [120] của Mỹ là hai đạo luật đầu tiên trên thế giới về chứng khốn và TTCK [122, tr279]. Sau đó, các quốc gia trên thế giới cũng đã xây dựng và ban hành đạo luật chứng khoán và TTCK, với tư cách là văn bản có giá trị và hiệu lực pháp lý cao. Qua đó, một số nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của QĐTCK được cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK phải tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

Quyền tự do kinh doanh trên TTCK chính là sự đảm bảo cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của các chủ thể trên thị trường từ phía Nhà nước. Quyền tự do kinh doanh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Đối với doanh nghiệp, được tự do và tự chủ sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà Nhà nước khơng cấm và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp là căn cứ cơ bản để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn và sử dụng vốn. Đối với Công ty quản lý quỹ cũng vậy, có quyền lựa chọn huy động vốn, thành lập loại hình QĐTCK phù hợp.

Đối với nhà đầu tư, có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ vốn ra để đầu tư chứng khốn thơng qua việc mua chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu của QĐTCK nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, việc thực hiện đồng bộ và đầy đủ các quyền tự do mua bán, kinh doanh sẽ là cơ sở để TTCK vận hành và phát triển, qua đó, hoạt động đầu tư chứng khốn sẽ trở nên sơi động và hiệu quả hơn.

Thứ hai, pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK phải đảm bảo quyền tự do cạnh tranh.

Bên cạnh quyền tự do kinh doanh, doanh nghiệp được tự do cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Tự do cạnh tranh với tư cách là một quy luật vận động của nền kinh tế thị trường, vì vậy nguyên tắc tự do cạnh tranh phải được bảo đảm thực hiện trong các giao dịch trên TTCK. Tự do cạnh tranh trong đầu tư chứng khoán giúp cho nguồn vốn đưa vào nền kinh tế được sử dụng với hiệu suất cao nhất, đồng thời chứng khốn được giao dịch cũng phải có sự lựa chọn tốt nhất. Trên thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp huy động vốn thơng qua chào bán chứng khốn. Để thu hút được nguồn vốn từ NĐT thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về điều kiện phát hành, về tính hấp dẫn của chứng khoán phát hành và cuối cùng là về hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Nhờ có sự cạnh tranh này mà NĐT có thêm nhiều sự lựa chọn về chủng loại chứng khoán, về doanh nghiệp và lĩnh vực ngành nghề đầu tư.

Nguyên tắc tự do cạnh tranh được thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt động của các CTQLQ nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần, CTQLQ đưa ra nhiều sản phẩm về QĐTCK, mức phí giao dịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Như vậy, cạnh tranh là một nguyên tắc hoạt động thị trường, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể có nhu cầu tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nhờ có cạnh tranh mà chất lượng hàng hóa (các loại chứng khốn) và các dịch vụ trên thị trường sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Đó là những yếu tố cần thiết để TTCK hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn và đầu tư. Vấn đề cạnh tranh được xem xét với tư cách là một nguyên tắc pháp lý cho hoạt động đầu tư chứng khoán là một yêu cầu chung mang tính chất bắt buộc, được thể chế hóa trong rất nhiều quy định cụ thể.

Thứ ba, pháp luật về tổ chức và hoạt động QĐTCK phải ghi nhận và có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT - là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút NĐT tham gia đầu tư vào mơ hình đầu tư tập thể này.

Nhà đầu tư tham gia quan hệ đầu tư chứng khoán với tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT rất đa dạng tùy thuộc vào loại chứng khoán mà họ nắm giữ như quyền được sở hữu chứng khoán, quyền phát sinh từ tư cách sở hữu chứng khốn, quyền được cung cấp thơng tin, quyền tham gia giao dịch chứng khoán… Bên cạnh các quyền nêu trên, NĐT cịn được hưởng các lợi ích cho việc nắm giữ chứng khoán mang lại như: hưởng cổ tức, lãi suất, hưởng chênh lệch giá, hưởng các dịch vụ phụ trợ trên thị trường. Như vậy, khi NĐT tham gia đầu tư chứng khốn thì mục đích cơ bản nhất là được hưởng các quyền và lợi ích nêu trên. Do đó, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NĐT tham vào QĐTCK, pháp luật các nước thường quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của NĐT tham gia vào QĐTCK.

Ngoài ra, đối với NĐT sở hữu CCQ, họ giao toàn bộ hoạt động mua bán chứng khoán cho CTQLQ định đoạt. Chủ thể sở hữu vốn, tài sản lại trao tài sản đó, ủy thác việc quyết định đầu tư cho chủ thể khác thực hiện. Như vậy, ngoài những rủi ro phải gánh chịu như những NĐT chứng khoán khác trên thị trường, NĐT đầu tư vào QĐTCK phải chịu thêm rủi ro từ phía chủ thể được ủy thác như CTQLQ và NHGS.

Học thuyết quan hệ ủy thác hay học thuyết đại diện đã được đề cập để lý giải vấn đề này. Đây là lý do quan trọng để pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK phải có những cơ chế điều chỉnh nhằm bảo vệ NĐT. Một khi NĐT có niềm tin và sự kỳ vọng thì họ sẽ chọn đầu tư vào QĐTCK. Đây là chủ thể không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của QĐTCK.

Thứ tư, pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK phải quy định các điều kiện nhằm đảm bảo cho CTQLQ và NHGS có đủ năng lực quản lý và giám sát QĐTCK.

Có sự tách bạch rất rõ ràng giữa sở hữu, quản lý và kiểm soát sử dụng vốn đầu tư trong QĐTCK. Nhà đầu tư sở hữu QĐTCK, Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý QĐTCK, NHGS thực hiện chức năng giám sát CTQLQ trong việc quản lý QĐTCK.

Để thành lập CTQLQ và QĐTCK, phải đáp ứng các điều kiện về vốn, về cơ sở vật chất, về con người. Yếu tố con người là quyết định, bởi chính nhân sự của CTQLQ sẽ trực tiếp điều hành các hoạt động đầu tư của QĐTCK. Các điều kiện này sẽ được luật hóa nhằm bảo vệ quyền lợi NĐT tham gia vào quan hệ tổ chức và hoạt động của QĐTCK.

Tất cả các nguyên tắc này thường được thể hiện bằng các văn bản pháp quy, các quy chế và điều lệ nhằm bảo vệ cho các NĐT, thực hiện mục tiêu công khai, công bằng và hiệu quả của thị trường.

2.2.1.2. Chủ thể của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khốn

Sự hình thành và hoạt động của QĐTCK liên quan đến rất nhiều chủ thể khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí của từng loại chủ thể trên TTCK mà pháp luật có thể quy định một cách tổng quát hoặc quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó.

Xét về cơ chế hoạt động bên ngồi thì các chủ thể chủ yếu tham gia vào QĐTCK: Người đầu tư góp vốn hình thành quỹ; Cơng ty quản lý quỹ điều hành quỹ; Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ.

Nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức góp vốn vào quỹ bằng cách mua chứng chỉ

từ hoạt động đầu tư của QĐTCK nhưng không trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản quỹ trong danh mục đầu tư.

Công ty quản lý quỹ được vận hành bởi các chuyên gia chuyên nghiệp, có

kiến thức và kinh nghiệm sâu về TTCK, có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị. Cơng ty quản lý quỹ trực tiếp sử dụng tiền góp vốn của NĐT để thực hiện các hoạt động đầu tư theo chính sách và mục tiêu đã được xác định. Trong hoạt động của QĐTCK, các chuyên gia này sẽ thay mặt NĐT phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến thị trường để quyết định mua, bán loại chứng khốn nào có lợi nhất cho tập thể NĐT.

Ngân hàng giám sát – lưu ký: là một bên tham gia hoạt động của QĐTCK.

NHGS thực hiện cả việc bảo quản và lưu ký tài sản của quỹ. Sự tham gia của NHGS là nhằm đảm bảo cho tài sản của quỹ được sử dụng và quản lý đúng. Bởi vì có sự phân định giữa chủ sở hữu vốn (NĐT) với người quyết định đầu tư (CTQLQ) nên NĐT có thể đối mặt với những rủi ro nhất định với người mà họ giao vốn để quản lý và đầu tư. Vì vậy, sự tham gia của NHGS với vai trị giám sát lẫn nhau từ bên ngồi quỹ.

Bên cạnh đó, sự tồn tại của QĐTCK (QĐTCK mơ hình cơng ty) gắn liền với một loạt các mối quan hệ giữa các chủ thể bên trong như: Đại hội cổ đông, Ban giám đốc, HĐQT. Mối quan hệ nội tại trong công ty thường xoay quanh các cơ chế quản lý, năng lực hoạt động và các cơ chế báo cáo.

Ban giám đốc sẽ điều hành q trình sử dụng nguồn vốn đó để tạo lợi nhuận

kèm theo trách nhiệm cung cấp các báo cáo một cách minh bạch để các cổ đông giám sát định kỳ.

Hội đồng quản trị được Đại hội cổ đông bầu lên giống như HĐQT của một

công ty cổ phần thông thường. Hội đồng quản trị đại diện cho cổ đơng để xây dựng chính sách đầu tư và giám sát hoạt động của quỹ, có quyền cao nhất đối với quỹ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty bảo lãnh, công ty tư vấn và các bên cung cấp dịch vụ của quỹ.

Việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể sẽ tùy thuộc vào cơ chế về quản trị công ty mà mỗi quốc gia theo đuổi. Nhưng hầu hết đều

có điểm chung là ĐHĐCĐ thường chỉ quyết định những vấn đề quan trọng, như phân chia lợi nhuận, tổ chức lại công ty và quyết định đội ngũ giám sát, điều hành. Hội đồng quản trị đóng vai trị chỉ đạo hoạt động điều hành và giám sát chung, đề ra chiến lược và giám sát việc thực thi chiến lược của Ban giám đốc. Ban giám đốc sẽ là chủ thể triển khai chiến lược, lên các kế hoạch kinh doanh, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Ban giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước các thiết chế giám sát, những thiết chế này lại chịu trách nhiệm trước tồn thể cổ đơng thơng qua ĐHĐCĐ.

2.2.1.3. Quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của Quỹ đầu tư chứng khoán

Quan hệ pháp luật chứng khoán là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, chuyển giao chứng khốn được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà hậu quả pháp lý là tạo ra những quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể [47, tr32]. Trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK tồn tại các chế định pháp luật. Mỗi chế định pháp luật là một tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh một vấn đề cụ thể của TTCK. Các chế định pháp luật có tính độc lập tương đối nhưng lại có mối quan hệ nội tại, gắn bó với nhau hoặc liên quan đến nhau, cùng điều chỉnh về các lĩnh vực khác nhau của chứng khoán và TTCK.

Từ những đặc điểm của QĐTCK cho thấy, sự tồn tại của QĐTCK phải trải qua quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động như một chủ thể kinh doanh. Có thể hiểu, “tổ chức” là sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động [106, tr1662]. Còn “hoạt động”, làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội hay vận hành để thực hiện chức năng nào đó [106, tr827].

Do đó, quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của QĐTCK được xác định theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)