Chỉ tiêu BVFED BVPF BVBF BVIF
1/Kết quả hoạt động đầu tư (tỷ đồng) -10,7 -9,6 9,5 83 2/Lỗ/Lợi nhuận kế toán sau thuế (tỷ đồng) -10,7 -9,6 9,5 83
3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán về mặt pháp luật và quản trị
Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động của QĐTCK cho thấy, QĐTCK chưa thể hiện được vai trị và phát huy tác dụng của mình trên TTCK, đồng thời chưa là phương thức đầu tư tin cậy đối với NĐT:
Về mơ hình QĐTCK chủ yếu được thành lập theo mơ hình hợp đồng, dưới
dạng quỹ đóng, quỹ mở, quỹ ETF. Quỹ đầu tư bất động sản mới được thành lập và chưa thành lập quỹ bổ sung hưu trí. QĐTCK theo mơ hình cơng ty cổ phần (CTĐTCK) chưa được thành lập mặc dù đã được Luật Chứng khoán 2006 quy định.
Về số lượng QĐTCK ở Việt Nam hiện nay vẫn cịn ít (39 QĐTCK), quy mơ
ngày càng giảm. Hết tháng 12/2016, quy mô của MBBF đạt 66,2 tỷ đồng, hết tháng 12/2017 quy mơ MBBF tiếp tục giảm cịn 33,3 tỷ đồng.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của QĐTCK chưa cao. Nhà đầu tư tham
gia vào QĐTCK nhằm hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Các khoản lợi nhuận dưới dạng cổ tức hoặc gia tăng tài sản đầu tư được thể hiện qua kết quả hoạt động đầu tư hay xác định giá trị tài sản ròng (NAV) của QĐTCK. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế bị giảm hoặc bị lỗ (Quỹ VFMVF1, Quỹ ETF - VFMVN30, BVFED, BVPF) đối với các QĐTCK được thành lập từ thời gian đầu, được quản lý bởi các CTQLQ quy mơ lớn, có nhiều kinh nghiệm.
Về số lượng NĐT tham gia vào các QĐTCK không nhiều và ngày càng
giảm (MBBF, từ 93 NĐT năm 2016, đến cuối năm 2017 còn 86 NĐT).
Về quyền được hưởng cổ tức từ lợi nhuận của QĐTCK không đạt được:
Qua các năm hoạt động, Quỹ VFMVF1(2014 - 2018), MBBF (2013 – 2017) đều không phân phối lợi nhuận cho NĐT.
Ngồi ra, cịn có hiện tượng giải thể của một số QĐTCK có quy mơ lớn: Quỹ MBBF, Quỹ thành viên đầu tiên (VIF).
Các hạn chế của QĐTCK xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Xét nguyên nhân thuộc về thể chế hoạt động của QĐTCK có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của QĐTCK, đó là các hạn chế, bất cập của pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK, vấn đề quản trị QĐTCK và cơ chế thực thi pháp luật.
Thứ nhất, hạn chế, bất cập xuất phát từ chính các quy định của pháp luật chứng khốn và pháp luật có liên quan điều chỉnh về tổ chức và hoạt động QĐTCK.
Một là, hạn chế, bất cập trong các quy định về Công ty đầu tư chứng khoán
Về điều kiện thành lập CTĐTCK, khơng chỉ điều kiện về vốn mà cịn điều
kiện về số lượng NĐT và tư cách NĐT. Đây là khó khăn cho việc hình thành CTĐTCK trên thực tế.
Vấn đề quản trị CTĐTCK theo Thông tư số 227/2012/TT-BTC chưa phù
hợp với Luật Doanh nghiệp 2014 và nguyên tắc QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng theo Nghị định số 71/2017/NĐ-CP.
Tổ chức quản trị của CTĐTCK theo Luật Chứng khốn chưa phù hợp với loại hình cơng ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Đồng thời, thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng của CTCP theo Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có sự thay đổi. Do đó, Luật Chứng khốn quy định về CTĐTCK cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Cơ chế hoạt động và hạn chế hoạt động của CTĐTCK cũng phải tuân thủ
các quy định rất khắt khe. Bản chất CTĐTCK là QĐTCK được tổ chức dưới hình thức CTCP. Do đó, cơ chế hoạt động của CTĐTCK giống như QĐTCK, là có sự tách bạch giữa quyền quản lý và quyền giám sát. Đây là rào cản trong việc lựa chọn mơ hình kinh doanh của các NĐT.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại trên thực tế doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật doanh nghiệp nhưng tiến hành các nghiệp vụ tương tự CTĐTCK.
Passion Investmet (PI) có lách luật? – là tiêu đề bài viết phản ánh việc PI giới thiệu được thành lập năm 2015 bởi một nhóm chuyên gia đầu tư với hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành quản lý quỹ đầu tư; đưa ra biểu đồ hiệu quả đầu tư, báo cáo hiệu quả đầu tư, báo cáo danh mục đầu tư để kêu gọi NĐT đầu tư vào sản phẩm của công ty. PI không phải là CTĐTCK, mà là công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép để hoạt động đầu tư chứng khốn [135]. Hay một số loại hình cơng ty
chứng khoán được thành lập nhưng với tên gọi là Cơng ty chứng khốn đầu tư, như Cơng ty chứng khốn đầu tư Việt Nam (ivs.vn).
Hai là, các quy định về điều kiện thành lập QĐTCK quá khắt khe làm
giảm tính thu hút các NĐT tham gia thành lập QĐTCK.
Mỗi quỹ đại chúng tồn tại với số lượng NĐT tối thiểu là 100 NĐT, quỹ thành viên phải có tối đa 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân. Đối với việc chào bán CCQ ra công chúng của quỹ đóng thì pháp luật cịn quy định về điều kiện của CTQLQ: khơng bị đặt trong tình trạng kiểm sốt hoạt động, kiểm sốt đặc biệt, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; CTQLQ khơng đang trong tình trạng bị xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán mà chưa thực hiện đầy đủ các chế tài và khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ba là, bất cập trong quy định của pháp luật điều chỉnh về CTQLQ liên quan
hoạt động quản lý QĐTCK
- Thiếu sót trong quy định về chức năng của CTQLQ
Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khốn có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, CTĐTCK (Khoản 1 Điều 98 Luật Chứng khoán). Và CTQLQ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau: quản lý QĐTCK, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán (Khoản 1 Điều 61 Luật Chứng khốn). Theo quy định này thì quản lý QĐTCK là nghiệp vụ kinh doanh chính của CTQLQ và khơng có quy định liên quan đến quyền quản lý đối với CTĐTCK. Đây là thiếu sót cần phải được khắc phục trong quy định về chức năng của CTQLQ.
- Về các tiêu chuẩn của CTQLQ. Tiêu chuẩn trở thành CTQLQ ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động quản lý QĐTCK. Liên quan đến hạn chế tiêu chuẩn đối với CTQLQ, vừa được quy định trong Luật Chứng khoán vừa được quy định trong Thơng tư số 212/2012/TT-BTC thiếu thống nhất gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân liên quan cũng như cho cơ quan quản lý trong thực hiện, theo dõi và áp dụng.
- Về một CTQLQ có thể thành lập và quản lý nhiều QĐTCK
Pháp luật không cấm CTQLQ được thành lập và quản lý nhiều QĐTCK khác nhau. CTQLQ có quyền chỉ định thành viên quản lý quỹ theo những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định để trực tiếp điều hành hoạt động quỹ. Như vậy, thành viên quản lý quỹ chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định (Người điều hành quỹ) thì có thể trực tiếp điều hành hoạt động QĐTCK, bao gồm nhiều QĐTCK do chính CTQLQ đó thành lập.
Hiện nay, VFM quản lý đến 5 QĐTCK. Tuy nhiên, nhân sự điều hành của 5 QĐTCK này tương đối giống nhau. Và năm 2018, kết quả hoạt động tương đối giống nhau của các QĐTCK khác nhau.