Tổ chức của Quỹ tương hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 61)

Nguồn: [122, tr283]

Đại hội NĐT và Ban đại diện quỹ là các bộ phận hợp thành cơ cấu tổ chức bên trong của QĐTCK. Cơ chế giám sát của QĐTCK cịn có liên quan đến một số chủ thể khác như: Tổ chức kiểm toán độc lập, đại lý chuyển nhượng, nhà bảo lãnh, các tổ chức

Quỹ Nhà tư vấn đầu tư Người giám sát Kiểm toán độc lập Người quản Nhà bảo lãnh Đại lý chuyển nhượng Cổ đông Ban giám đốc

khác cung ứng dịch vụ quản trị khác. Đây là các chủ thể thực thi pháp luật, đảm bảo cho hoạt động của các chủ thể tham gia vào QĐTCK tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Do đó, pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK được hiểu là tổng

thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình huy động vốn thành lập QĐTCK, tổ chức QĐTCK, quản trị QĐTCK và hoạt động QĐTCK nhằm bảo vệ NĐT.

2.2.2. Vai trò của pháp luật đối với quản trị Quỹ đầu tư chứng khoán

Đặc thù của QĐTCK là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Số lượng NĐT tham gia vào QĐTCK thường rất lớn. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận rất nhỏ cổ đơng nắm quyền kiểm sốt tham gia vào hoạt động quản lý công ty. Số cổ đơng cịn lại dường như ủy thác số tiền đầu tư của mình cho những chủ thể quản lý. Vì vậy, xung đột lợi ích ln là mầm mống và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, vấn đề quản trị QĐTCK đóng một vai trị cực kỳ quan trọng, sẽ giúp cho hoạt động của QĐTCK trở nên minh bạch hơn, điều này làm hạn chế những tranh chấp, khiếu kiện phát sinh từ các cổ đơng và các bên có liên quan.

Để cho các quỹ đầu tư hoạt động có hiệu quả thì cần có mơi trường pháp lý và quản lý tốt. Vai trị của pháp luật nói chung là định hướng, hỗ trợ việc xác lập trật tự và bảo đảm cho sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội. Và vai trò của pháp luật đối với quản trị QĐTCK được thể hiện:

Một là, pháp luật là công cụ để thể chế hóa các quy tắc về QTCT nói chung; cung cấp các hướng dẫn cho QĐTCK trong quá trình tổ chức và hoạt động.

Hiện nay có khoảng 457 Bộ quy chế QTCT đã được xây dựng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ [71, tr54]. Trong đó, các nguyên tắc QTCT của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới như là khuôn khổ chuẩn mực và một tài liệu tham khảo chuẩn trong lĩnh vực QTCT. Theo đó, OECD khẳng định các nguyên tắc QTCT sau: (i) Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (iii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đơng; (iv) Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; (v) Cơng bố thơng tin và tính minh bạch; (vi) Trách nhiệm của HĐQT [94].

Việc ghi nhận các nguyên tắc về QTCT nhằm định hướng cho việc thiết lập các quan hệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho NĐT (cổ đơng) là địi hỏi rất quan trọng.

Gần giống như doanh nghiệp, khung pháp lý về QĐTCK sẽ điều chỉnh các bộ phận hợp thành, quản trị QĐTCK, giúp cho quá trình tổ chức và hoạt động được cơng khai, minh bạch.

Hai là, pháp luật có vai trị là khuôn mẫu cho tổ chức và hoạt động của QĐTCK, trong đó quy định mơ hình quản trị QĐTCK; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia quản trị QĐTCK.

Khung pháp lý và mơ hình quản trị là các yếu tố tác động, ảnh hưởng nhiều đến nội dung của QTCT. Mơ hình quản trị cơng ty đại chúng nói chung thơng thường theo mơ hình quản trị của cơng ty cổ phần theo quy định pháp luật doanh nghiệp.

Từ đặc tính QĐTCK, các quy định về QĐTCK được các nhà làm luật thiết kế theo hướng thể hiện tính đặc thù. Những đặc điểm riêng về từng mơ hình QĐTCK, từng loại hình QĐTCK có ảnh hưởng đến việc tổ chức và hoạt động của QĐTCK như: Phương thức huy động vốn, Cách thức tổ chức, bộ máy quản trị QĐTCK và tương ứng là quyền hạn và nhiệm vụ của các chủ thể tham gia QĐTCK.

Ba là, pháp luật có vai trị kiểm sốt và giải quyết những xung đột về lợi ích, ngăn chặn và xử lý những tiêu cực liên quan đến các chủ thể quản trị QĐTCK.

Quản trị công ty liên quan đến các mối quan hệ giữa các bên có các lợi ích khác nhau, đơi khi là xung đột: xung đột giữa chủ sở hữu và Ban giám đốc (chủ sở hữu – người làm thuê), xung đột bên trong HĐQT (điều hành và không điều hành). Việc kiểm sốt những xung đột về lợi ích là yêu cầu đối với các công cụ quản lý, đó là pháp luật.

Khi tham gia vào QĐTCK, NĐT khơng có quyền trực tiếp đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Do vậy, các quy định pháp luật phải cụ thể, chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của CTQLQ và NHGS trong việc ra quyết định đầu tư và quản lý tài sản của QĐTCK, tránh để xảy ra tình trạng CTQLQ đầu tư vào danh mục khơng có hiệu quả, NHGS sử dụng tài sản của NĐT trái mục đích. Khi có sự thay đổi các quy định pháp luật, hoạt động và hiệu quả của CTQLQ và QĐTCK có thể bị ảnh

hưởng. Nếu quy định của pháp luật phù hợp sẽ giúp hình thức đầu tư tập thể này tổ chức và vận hành có hiệu quả, lành mạnh, thu hút nhiều NĐT trong nước và nước ngoài tham gia thành lập, tác động tích cực đến thị trường chứng khốn và tồn bộ nền kinh tế nói chung.

2.2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Thơng qua pháp luật, QĐTCK trở thành chủ thể đầu tư trên TTCK, là nhân tố giúp cho thị trường hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, an toàn và đúng quy luật.

Pháp luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, pháp luật bị hạn chế bởi điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước [50, tr21]. Pháp luật về QĐTCK từng quốc gia phản ánh những điều kiện đặc thù trong sự phát triển của quốc gia đó. Khơng thể tồn tại một chuẩn mực pháp lý chung áp dụng đối với tất cả các quốc gia. Các yếu tố được tác giả xác định tác động đến pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK như sau:

(i) Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội

Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của nền kinh tế. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh chứng khốn có điều kiện phát triển. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tổng thu nhập quốc nội, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khốn nói riêng.

Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước sử dụng các công cụ để tăng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực cần cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn từ TTCK. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo đó, hệ thống pháp luật kinh tế tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh nói chung, cho tổ chức và hoạt động của QĐTCK nói riêng. Do đó, pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK không thể vượt ra ngồi khn

khổ đó. Các quy định điều chỉnh về trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện về vốn pháp định, tiêu chuẩn nhân sự của QĐTCK cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia.

(ii) Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán. Thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu, các quy định của pháp luật tương ứng đang trong quá trình hình thành và dần hồn thiện. Khi TTCK phát triển, nguồn vốn dài hạn, số lượng và chủng loại chứng khoán ngày càng tăng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các QĐTCK. Các chính sách và pháp luật sẽ thay đổi phù hợp, gần gũi hơn với tình hình TTCK, tạo hành lang pháp lý vừa thơng thống, linh hoạt, vừa kiểm soát được hoạt động của các thành viên tham gia thị trường. Theo đó, các quy định pháp luật về QĐTCK cũng phải có sự hồn thiện đáp ứng u cầu ngày càng cao của TTCK.

(iii) Hợp tác quốc tế về thị trường chứng khoán

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Các cam kết quốc tế về mở cửa dịch vụ chứng khốn sẽ làm cho TTCK sơi động hơn, có tính cạnh tranh, đồng thời NĐT có thêm nhiều cơ hội lựa chọn các QĐTCK để đầu tư. Tính cạnh tranh trong việc cung cấp danh mục đầu tư có hiệu quả nhất giữa QĐTCK trong nước và QĐTCK nước ngoài là cơ hội để các QĐTCK nâng cao kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động đầu tư. Điều này đòi hỏi khung pháp lý về QĐTCK phải được hồn thiện, vừa đáp ứng lộ trình cam kết gia nhập các điều ước quốc tế về TTCK vừa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế.

(iv) Trình độ của nhà đầu tư

Tìm kiếm lợi nhuận và rủi ro phát sinh là hai yếu tố song hành cùng nhau. Đầu tư chứng khốn có hiệu quả địi hỏi phải có kiến thức về đầu tư, phải có thời gian dành cho việc phân tích thị trường và phân tích sản phẩm.

Quỹ đầu tư chứng khốn là một loại hình đầu tư chun nghiệp, địi hỏi rất cao ở trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm đầu tư của các nhân viên tác nghiệp và của những người điều hành quỹ. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK

quy định tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để trở thành CTQLQ, người điều hành quỹ. Nếu các quy định về tiêu chuẩn quá cao sẽ trở thành một cản trở lớn đối với việc thành lập và hoạt động của CTQLQ cũng như QĐTCK. Ngược lại, quy định tiêu chuẩn quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của QĐTCK. Do đó, tùy thuộc vào trình độ của NĐT trong nước mà pháp luật về QĐTCK sẽ quy định điều kiện cụ thể nhằm tạo điều kiện cho sự ra đời của đội ngũ chuyên gia chứng khoán đáp ứng các yêu cầu phát triển ngày càng cao của TTCK.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở khía cạnh lý luận về QĐTCK, luận án đã làm rõ được những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vai trị và các loại hình QĐTCK phổ biến hiện nay. Đồng thời, luận án cịn chỉ ra được các mơ hình QĐTCK trên thế giới, rút ra được các đặc điểm của từng dạng mơ hình, khẳng định việc lựa chọn mơ hình QĐTCK ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và hoạt động của QĐTCK để làm bài học tham khảo đối với Việt Nam. Luận án xác định được bản chất quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào QĐTCK, sự chi phối của nó đến tổ chức và hoạt động của QĐTCK, giúp xác định các cơ chế bảo vệ NĐT khi tham gia vào QĐTCK, tạo tính thu hút việc đầu tư thông qua QĐTCK.

Trên cơ sở lý luận chung về QĐTCK, Luận án xác định được những vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của QĐTCK, bao gồm:

- Xác định được các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động

của QĐTCK; chủ thể pháp luật, quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của QĐTCK và đưa ra được khái niệm của pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK. Những nội dung này làm nên nội hàm của pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK và sẽ được nghiên cứu chi tiết tại chương 3 của Luận án.

- Làm rõ được vai trò của pháp luật đối với quản trị QĐTCK; chỉ ra được các

yếu tố tác động đến pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK, có ý nghĩa cho q trình hồn thiện pháp luật về nền tảng tổ chức và hoạt động của QĐTCK.

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức của Quỹ đầu tư chứng khoán

3.1.1. Mơ hình tổ chức của Quỹ đầu tư chứng khốn

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã bắt đầu định hình từ những năm 1990 với hoạt động giao dịch chứng khốn cịn diễn ra một cách tự phát và chưa có sự quản lý của Nhà nước. Các loại chứng khoán tồn tại lúc bấy giờ chỉ bao gồm: cổ phiếu và trái phiếu.

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh trực tiếp về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Theo đó, Quỹ đầu tư chứng khốn chính thức được thừa nhận. Quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và CTQLQ ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 là một trong những văn bản cụ thể hóa Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, giải thích QĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ. Quỹ đầu tư chứng khốn bao gồm quỹ đóng và quỹ mở. Với những quy định ban đầu về QĐTCK cho thấy, mơ hình QĐTCK của Việt Nam khơng đáp ứng các tiêu chí của một pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự.

Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP một lần nữa khẳng định lại QĐTCK là phương tiện đầu tư tập thể duy nhất. QĐTCK được xác định là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiếu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán. Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 03/9/2004 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và CTQLQ, trong đó QĐTCK bao gồm quỹ cơng chúng và quỹ thành viên. Sở dĩ mơ hình này được lựa chọn theo giải thích của các nhà nghiên cứu là vì nó thích hợp với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ, khi trình độ dân trí cịn chưa cao và nó cũng đã được lựa chọn ở nhiều nước có những đặc điểm tương tự Việt Nam. Việc lựa

chọn mơ hình này cũng giúp tránh được những mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị của quỹ và CTQLQ rất dễ phát sinh trong quá trình điều hành hoạt động của quỹ. Luật Chứng khốn năm 2006 hồn thiện quy định về Quỹ đầu tư chứng khốn và quy định mới về cơng ty đầu tư chứng khoán: Quỹ đầu tư chứng khoán

là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư khơng có quyền kiểm sốt hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Công ty đầu tư chứng khoán là quỹ đầu tư chứng khoán được

tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân (Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014).

Việc kế thừa này có ưu điểm là QĐTCK (khơng có tư cách pháp nhân) đã được hình thành nên người đầu tư đã hiểu được những đặc điểm cơ bản trong mơ hình tổ chức, hoạt động của CTQLQ và QĐTCK. Luật Chứng khốn đưa ra thêm mơ hình QĐTCK dạng CTCP (CTĐTCK) là thể hiện rõ quan điểm đa dạng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)