Chỉ tiêu VFMVN30 VFMVF1 VFMVFB VFMVF4 VFMVEI
Nhân sự điều hành quỹ 1/ Lương Thị Mỹ Hạnh
2/ Vũ Đức Sửu
1/ Lương Thị Mỹ Hạnh 2/ Trần Lê Minh
Ban điều hành VFM 1/ Trần Thanh Tân; 2/ Lương Thị Mỹ Hạnh; 3/ Nguyễn Minh Đăng Khánh; 4/ Trần Lê Minh; 5/ Trần Văn Hiếu
[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tài chính các Quỹ do VFM quản lý] Bảng 3.11: Báo cáo thu nhập của các Quỹ do VFM quản lý năm 2018
Chỉ tiêu VFMVF1 VFMVN30 VFMVFB VFMVF4 VFMVEI
1/Kết quả hoạt động đầu tư (tỷ đồng) -185 -592,4 48,8 - 261 - 16,4 2/Lỗ/Lợi nhuận kế toán sau thuế (tỷ đồng) -182 -592,4 48,8 - 261 - 16,4
[Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tài chính các Quỹ do VFM quản lý]
Bốn là, về quyền giám sát QĐTCK của NHGS
Về quyền kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý QĐTCK. Như đã phân tích,
quy định về quyền giám sát hoạt động quản lý QĐTCK của NHGS cịn mang tính chung chung. Trong khi nghiệp vụ chính của NHGS (ngân hàng thương mại) là hoạt động ngân hàng, khơng phải là hoạt động giám sát. Do đó, pháp luật cần quy định cụ thể hơn nội dung hoạt động giám sát để NHGS dễ dàng thực thi quyền hạn của mình.
Báo cáo của NHGS đối với Quỹ VFMVF1 năm 2018 bao gồm các nội dung sau: a) Tuân thủ các giới hạn về hạn mức đầu tư; b) Việc định giá, đánh giá tài sản của Quỹ; c) Phát hành và mua lại CCQ; d) Phân phối lợi nhuận cho NĐT [34].
Năm là, một số quy định pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của
QĐTCK vẫn chưa thống nhất, còn mâu thuẫn. Cụ thể:
Quy định về điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của CTĐTCK đại chúng chưa có sự thống nhất giữa Luật Chứng khoán và Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
Quy định về CTQLQ triệu tập Đại hội NĐT họp bất thường trong các trường hợp sau: a) CTQLQ, hoặc NHGS, hoặc ban đại diện quỹ xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ; b) Theo yêu cầu của NĐT hoặc nhóm NĐT đại diện (Thông tư số 183/2011/TT-BTC là đại diện cho ít nhất 10% tổng số đơn vị quỹ và Thông tư số 224/2012/TT-BTC là đại diện trên 10% tổng số CCQ) đang lưu hành trong vịng ít nhất 6 tháng liên tục tính tới thời điểm triệu tập đại hội, hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ quỹ.
Sáu là, hạn chế trong quy định về công bố thông tin của QĐTCK
Về nội dung công bố thông tin của quỹ đại chúng là các báo cáo, trong
đó Báo cáo tài chính của QĐTCK được kiểm tốn hàng năm sau khi kết thúc năm tài chính.
Bản cáo bạch cung cấp thơng tin chi tiết về QĐTCK, là dữ liệu cần thiết cho NĐT. Tuy nhiên, pháp luật về công bố thông tin không quy định là nội dung cần công bố đối với Bản cáo bạch. Trên thực tế, Bản cáo bạch của các QĐTCK được sửa đổi, bổ sung hàng năm. Các thông tin ban đầu và thông tin bổ sung trong Bản cáo bạch đều có ảnh hưởng đến NĐT lại khơng bắt buộc cơng bố là vẫn cịn thiếu sót.
Về phương tiện cơng bố thơng tin của quỹ đại chúng: Hai kênh bắt buộc
QĐTCK phải công bố thông tin là: a) Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin; b) Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đối tượng công bố thông tin theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC là QĐTCK, và CTQLQ có nghĩa vụ cơng bố. Nhưng hiện nay, các QĐTCK khơng có website riêng, mà chủ yếu là website của CTQLQ quản lý QĐTCK.
Ngoài ra, truy cập website của một số CTQLQ thì gặp phải tình trạng các thông tin được công bố rất sơ sài, có trường hợp cịn u cầu mã truy cập và mật khẩu [134].
Thứ hai, hạn chế xuất phát từ hoạt động của CTQLQ, hoạt động của NHGS và quản trị QĐTCK.
(i) Đối với Công ty quản lý quỹ
Năng lực của các CTQLQ ở Việt Nam hiện nay: Trong số 45 CTQLQ đang
hoạt động, có 19 CTQLQ chưa từng huy động được vốn để thành lập QĐTCK [136], 04 CTQLQ thuộc diện tái cấu trúc (bị đưa vào tình trạng kiểm sốt, kiểm sốt đặc biệt hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể). Đa số CTQLQ là những cơng ty nhỏ, kinh doanh khơng có lợi nhuận.
Sự tuân thủ pháp luật của CTQLQ: CTQLQ thường vi phạm về hạn mức đầu
tư và hạn chế đầu tư, vi phạm về cơng bố thơng tin. Một số CTQLQ có quy mơ lớn cũng bị xử phạt do có hành vi vi phạm: Quyết định số 339/QĐ-XPVPHC ngày 28/12/2018 xử phạt 70 triệu đồng đối với Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (BVF).
Quyết định số 918/QĐ-XPVPHC ngày 25/10/2018 xử phạt 175 triệu đồng đối với CTCP quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) do có hành vi đầu tư chứng khoán phái sinh. VFM lý giải: VFM dùng vốn của bản thân công ty để nghiên cứu và thử nghiệm giao dịch chứng khốn phái sinh nhằm mục đích chuẩn bị cho các giao dịch phịng vệ rủi ro bằng cơng cụ phái sinh của các quỹ do VFM quản lý. Do đây là nghiệp vụ mới được triển khai trên thị trường nên không thể tránh được thiếu sót về mặt quy định [133].
Đặc biệt, Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt (LVC) cịn liên quan đến vụ án hình sự rất nghiêm trọng (đại án Phạm Cơng Danh), bị đưa vào diện kiểm sốt, kiểm soát đặc biệt [128].
(ii) Đối với ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký
Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các QĐTCK. Trên thực tế, các NHGS đang gặp khó khăn trong thực thi trách nhiệm do hoạt động đầu tư của các quỹ đa dạng và phức tạp. Tình trạng này dẫn đến hoạt động giám sát khơng thực chất và tạo áp lực cho các NHGS. Vì rủi ro hoạt động lớn, trong khi lợi nhuận từ
thị trường quỹ nội địa chưa tương xứng. Số lượng báo cáo bắt buộc đối với NHGS khá nhiều, dẫn tới các ngân hàng thương mại bị quá tải trong cơng việc. Nhiều NHGS, ngân hàng lưu ký nước ngồi như Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam, Deutsche Bank Việt Nam đã thu hẹp hoạt động. Các ngân hàng này khơng cịn cung cấp dịch vụ cho các quỹ nội địa mà chỉ còn Standard Chartered Bank Việt Nam và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.
(iii) Tính độc lập giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát
Hầu hết các CTQLQ có thị phần lớn là CTQLQ trực thuộc tập đoàn bảo hiểm, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức kinh doanh chứng khốn.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Công Thương Việt Nam (Vietinbank Capital) có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam 950 tỷ đồng, do NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) sở hữu 100%, quản lý các QĐTCK: Quỹ đầu tư Khám phá giá trị ngân hàng Công thương Việt Nam (VTBF), Quỹ đầu tư trái phiếu Ngân hàng Công thương Việt Nam (VTBF), Quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (CBIF), Quỹ tái cơ cấu doanh nghiệp (DAF). Ngân hàng thương mại thực hiện giám sát việc quản lý các QĐTCK trên là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành. Hay Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khốn Vietcombank (VCBF) là cơng ty liên doanh giữa NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin Templeton Investments (FTI). Đến ngày 30/6/2018, VCBF quản lý Quỹ Đầu tư cân bằng chiến lược VCBF (VCBF – TBF), Quỹ Đầu tư Cổ phiếu hàng đầu VCBF (VCBF – BCF) và quản lý tổng tài sản hơn 3.236 tỷ đồng. Ngân hàng giám sát cho hai QĐTCK này là Standard Chartered Bank. Bên cạnh đó, Vietinbank và Vietcombank đều là ngân hàng thương mại có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng. Đây lại là các ngân hàng có quan hệ tài chính với Vietinbank Capital và VCBF. Như vậy, tính độc lập giữa quyền quản lý và quyền giám sát QĐTCK cũng là vấn đề được đặt ra. Bởi vì mục tiêu hoạt động của CTQLQ và NHGS đều là kinh doanh vì lợi nhuận.
Thứ ba, các hạn chế xuất phát từ cơ chế thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán.
Một là, với vai trò quản lý Nhà nước về chứng khốn và TTCK, Bộ Tài Chính,
UBCKNN có chức năng tổ chức triển khai thi hành pháp luật về chứng khoán. Tuy pháp luật chứng khốn đã ra đời nhưng vẫn cịn chậm trễ trong ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Chẳng hạn như, Luật Chứng khoán ban hành năm 2006 quy định về CTĐTCK, nhưng Thông tư số 227/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/12/2012 quy định chi tiết về thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý cơng ty đầu tư chứng khốn.
Việc kiểm tra giám sát đối với Điều lệ và Bản cáo bạch QĐTCK thiếu chặt chẽ, vẫn cịn xảy ra tình trạng trái quy định của pháp luật chứng khốn. Trong khi đó, các báo cáo của NHGS giám sát đối với hoạt động đầu tư của QĐTCK đều dựa trên cơ sở Điều lệ, Bản cáo bạch của QĐTCK.
Hai là, việc phối hợp tổ chức thực hiện quy định pháp luật chứng khốn
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan cịn chưa chặt chẽ, vẫn cịn tình trạng doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp (chịu sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư) nhưng lại hoạt động như QĐTCK, CTĐTCK mà UBCKNN khơng kiểm sốt được.
Ba là, các thiết chế hỗ trợ thực thi pháp luật vẫn cịn khó khăn, dẫn đến
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật khơng cao. Đó là:
i) Thói quen của NĐT trong nước là đặt lợi nhuận lên hàng đầu chứ không phải cần tránh rủi ro. Mặc dù khi đầu tư thông qua QĐTCK được quản lý chuyên nghiệp bởi các chuyên gia tài chính nhưng mức sinh lời thấp nên NĐT ít quan tâm. Bên cạnh đó, NĐT có tâm lý thiếu tin tưởng việc ủy thác cho các CTQLQ.
ii) Chế độ thuế đối với QĐTCK khơng được ưu đãi, khuyến khích đầu tư
Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay chưa có ưu đãi khi đầu tư vào QĐTCK. Ngồi khoản nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 20% tính trên lợi nhuận, CTQLQ cịn phải khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả lợi tức cho NĐT cá nhân đầu tư vào QĐTCK (Phụ lục 4). Đây là rào cản khiến việc đầu tư thông qua QĐTCK kém hấp dẫn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Các quy định pháp luật chứng khoán Việt Nam hiện hành điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của QĐTCK đã quy định cụ thể, chi tiết từ việc huy động vốn thành lập đến hoạt động đầu tư, hoạt động công bố thông tin của QĐTCK. Qua phân tích đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật, nghiên cứu sinh đã chỉ ra các điểm còn hạn chế, bất cập về phương diện pháp luật, phương diện quản trị QĐTCK và cơ chế hỗ trợ thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động QĐTCK
An tồn và hiệu quả là đặc tính thu hút NĐT tham gia đầu tư vào QĐTCK. Trong đó, chủ thể quản lý và chủ thể giám sát QĐTCK được tổ chức theo hướng tách bạch, độc lập về phạm vi quyền và trách nhiệm là một trong những yếu tố thể hiện đặc tính này. Do đó, pháp luật điều chỉnh về QĐTCK cần được hoàn thiện kịp thời những điểm còn hạn chế, bất cập là bảo đảm pháp lý cần thiết để NĐT có thể kiểm sốt được q trình hoạt động của QĐTCK góp phần phát triển mơ hình đầu tư tập thể này trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM
Các hạn chế, bất cập của tổ chức và hoạt động của QĐTCK về mặt pháp luật và quản trị như đã phân tích sẽ được hồn thiện đến đâu tùy thuộc vào điều kiện thực tế và định hướng của Nhà nước Việt Nam về việc phát triển TTCK nói chung và QĐTCK nói riêng.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng và định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán
Thứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008, GDP chỉ tăng trưởng ở mức 5,4% đến 5,7%. Sau nhiều năm đổi mới, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch sang cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa với sự đóng góp vào GDP của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng, khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh và khu vực tư nhân không thay đổi nhiều. Nền kinh tế phục hồi trở lại, GDP tăng 6% vào năm 2015 và 6,7% vào năm 2017.
Việt Nam đang quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển nội lực, khu vực kinh tế tư nhân; cổ phần hóa, thối vốn, sắp xếp và tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước; hay tham gia các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định thương mại thế hệ mới.
Năm 2018, mức tăng trưởng kinh tế GDP tăng 7,08% so với năm 2017 – mức cao nhất của 11 năm qua, vượt mục tiêu đề ra; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình qn kiểm sốt tăng 3,54% so với năm 2017 - hoàn thành mục tiêu kiểm sốt lạm phát bình qn dưới 4%; Lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,48% so với bình quân năm 2017.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam đứng thứ 77/140 nền kinh tế với số điểm và thứ hạng tương đối cao về ổn định kinh tế vĩ mơ. Trong đó, hệ thống tài chính đạt 62/100 điểm. Nền kinh tế Việt Nam đang giữ đà tăng trưởng cao và nội lực các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục được củng cố, nguồn vốn đổ vào TTCK ngày càng cao.
Thứ hai, hội nhập quốc tế về thị trường chứng khốn
Đối với q trình hội nhập, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm [46, tr428].
Cam kết WTO về TTCK đã có hiệu lực toàn bộ từ năm 2012, đánh giá là đã mở cửa ở mức cao. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam quy định rõ: Ngay khi gia nhập (11/01/2007) cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ nước ngoài được thành lập văn phịng đại diện và cơng ty liên doanh với tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài tối đa 49%. Từ năm 2012, cho phép thành lập cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngồi.
Cam kết cộng đồng kinh tế chung ASEAN, lĩnh vực dịch vụ chứng khoán của Việt Nam tham gia không vượt quá các cam kết trong WTO. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam bảo lưu các quyền áp dụng quy định đối với thủ tục đầu tư và cấp phép các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, chủ yếu tập trung vào sáng kiến nhằm tiến tới xây dựng một thị trường vốn hội nhập cao hơn, cụ thể gồm các sáng kiến liên quan tới kết nối thị trường, tiếp cận thị trường và tính thanh khoản của thị trường. Bên cạnh đó, UBCKNN còn tham gia vào các sáng kiến của Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN như: Sáng kiến thành lập Quỹ tương hỗ trái phiếu Châu Á nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối qua biên giới chứng chỉ của những quỹ tương hỗ chủ yếu đầu tư vào trái phiếu ASEAN [56, tr60].
Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP), chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Việt Nam có nghĩa vụ chấp thuận những quy tắc chung, cam kết tự do hóa, mở cửa thị trường các lĩnh
vực có cam kết, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính, chứng khốn. Điều này