Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 28)

3.4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Đa là một xã nằm giữa sông Đại Giang và đầm Thủy Tú với chiều

dài 5km về phía Đơng Nam huyện Phú Vang

Xã cách trung tâm thành phố Huế khoảng 25 km với các phía tiếp giáp với:

Phía Bắc giáp với xã Phú Lương ,huyện Phú Vang

Phía Nam giáp với xã Vinh Thái và xã Vinh Phú huyện Phú Vang Phía Đơng giáp với xã Vinh Xuân thuộc huyện Phú Vang

Phía Tây Giáp với xã Phú Lương và thị xã Hương Thuỷ thuộc huyện Hương Thủy thuộc huyện Hương Thủy

Xã có hệ thống tỉnh lộ 10B và 10C. Đây là hai tuyến đường lưu thông quan trọng giữa các đơn vị trong xã và thơng thương hàng hóa với bên ngồi. Nó tạo điều kiện trao đổi hàng hóa nhằm phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các địa phương.

Hình 1. Vị trí xã Phú Đa trong tổng thể huyện Phú Vang

Điểm nghiên cứu

4.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Là một xã ven đầm Thủy Tú ( Phá Tam Giang), được tạo thành chủ yếu bởi thềm đất cát biển, xã Phú Đa có địa hình tương đối thấp nhưng ít bằng phẳng. Độ cao phổ biến khoảng 3-5m so với mặt nước biển và thấp dần từ trung tâm Xã về hai hướng là sông Đai Giang ở phía Tây Nam và đầm Thủy Tú ở phía Đơng Bắc, tạo thành một giải đất cao chạy dọc trung tâm xã, ngăn cách vùng nội đồng với vùng đầm phá.

Về thổ nhưỡng: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1/100.000; số liệu điều tra đất năm 2010 của xã Phú Đa và một số tài liệu khác… đất đai của xã Phú Đa gồm 4 loại chính là: đất thịt, đất thịt pha cát, đất cát và đất nhiễm mặn. Ngồi ra cịn có hơn 360 ha diện tích mặt nước của sông Đại Giang và đầm Thủy Tú.

Bảng 1: Diện tích các loại đất của xã Phú Đa

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2990,0 100,00 1. Đất thịt 431,0 14,41 2. Đất thịt pha cát 396,0 13,24 3. Đất cát biển 1608,4 53,79 4. Đất nhiễm mặn 190,0 6,35 5. Mặt nước 364,6 12,19

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Phú Đa, năm 2010)

Mặc dù quỹ đất của Phú Đa không nhiều nhưng được đánh giá là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và là nguồn lực phát triển chủ yếu của xã theo số liệu điều tra năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên xã Phú Đa là 2990 ha, trong đó chủ yếu là đất cát 1608 ha, chiếm 53,8% tổng diện tích tự nhiên) ít thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Đất thịt và thịt pha cát phù hợp cho canh tác nông nghiệp( chủ yếu là lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày ) chỉ khoảng 827 ha. Riêng đất nhiễm mặn ven đầm Thủy Tú thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản với hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích chiếm rất ít, chỉ có 190ha. Ngồi ra Phú Đa cịn có 295 ha mặt nước đầm phá có thể khai thác để ni trồng thủy sản.

Hiện nay toàn xã mới khai thác sử dụng 2133,56 ha vào các mục đích khác nhau, chiếm 71,35% diện tích tự nhiên, trong đó đất nơng nghiệp 981,66 ha, đất lâm nghiệp168,95 ha, đất chuyên dùng là 305,84 ha và đất ở 204,37 ha

Bảng 2 : Tình hình sử dụng đất của xã Phú Đa qua 3 năm từ 2007 – 2009

Năm 2008 2009 2010 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng DT đất 2990 100 2966 100 2966 100 1. Đất nông nghiệp 981,06 32,81 1543,5 52,04 1541 51,97 Đất trồng lúa (2 vụ) 671,49 68,45 902,08 58,44 902,1 58,52 Đất chuyên màu 249.57 25,44 545.22 35,32 543.1 35,23 Đất nuôi trồng thủy sản 60 6,12 96,24 6,24 96,24 6,24 2. Đất phi nông nghiệp 1152,3 38,54 1155,9 38,97 1163 39,21 3. Đất mặt nước 358,6 11,99 337,96 11,39 338 11,39 4. Đất chưa sử dụng 855,92 28,63 266,58 8,99 261,7 8,82

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Phú Đa, năm 2010) 4.1.1.3. Thời tiết và khí hậu

Xã Phú Đa chịu ảnh hưởng chung khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, chiếm 78% lượng mưa của cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 với lượng mưa trung bình 580 – 795,6 mm/tháng. Đây cũng là mùa lụt chính vụ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, chiếm khoảng 22% lượng mưa cả năm, các tháng ít mưa nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 4.

Nắng: Trung bình có từ 1800-2000 giờ nắng/năm, tháng 5 đến tháng 7 có giờ nắng cao nhất.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 250C, nhiệt độ trung bình cao nhất

380C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 200C.

Độ ẩm: Trung bình 80%.

Gió: Vùng này chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đơng Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Thời gian tháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm mưa lớn gây lũ lụt lớn. ( Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội xã Phú Đa, năm 2010)

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w