Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)

4.2. Hệ thống tín dụng nơng thơn trên địa bàn xã

4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn

4.3.2.1. Vấn đề quan tâm của người dân khi tham gia vay vốn

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ những quan tâm chung nhất của cả hai nhóm hộ khi vay vốn là lãi suất vay vốn. Bởi lẽ, đa số nền kinh tế của người dân còn thấp thu nhập hàng tháng thường không ổn định và rất thấp nên họ muốn vay vốn với lãi suất thấp để việc trả lãi hàng tháng được đơn giản hơn, hiệu quả vay vốn cao hơn. Đặc biết là nhóm hộ nghèo có tới

85,71% người dân quan tâm tới vấn đề này. Do dó mà những tổ chức, cá nhân nào cho vay với lãi suất thấp thì người dân tập trung vay ở đó.

Bảng 12:Vấn đề quan tâm nhất khi vay vốn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng số hộ Số hộ trong nhóm

Nghèo Tỉ lệ % Không nghèo Tỉ lệ %

Lãi suất 39 12 85,71 27 58,70 Thủ tục 11 1 7,14 10 21,74 Mức vay 4 0 0 4 8,70 Thời hạn 6 1 7,14 5 10,87 Tổng 60 14 100 46 100 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Vấn đề quan tâm thứ hai khi người dân quyết định nên vay vốn ở tổ chức nào là thủ tục vay vốn, vì người dân thường muốn thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng để kịp thời cho chu kì sản xuất hoặc kinh doanh, những hộ không nghèo thường quan tâm đến vấn đề này hơn(chiếm 21,54%) vì mục đích vay vốn của những hộ thuộc nhóm này thường là để kinh doanh. Ngồi ra khi vay vốn người dân cịn quan tâm đến mức vay và thời hạn vay vốn, ở nhóm hộ khơng nghèo thường có nhu cầu mức vay vốn lớn để sản xuất kinh doanh với quy mơ lớn cịn nhóm hộ khơng nghèo thường khơng quan tâm đến vấn đề này.

4.3.2.2. Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn

Ở biểu đồ 2 cho thấy, đối tượng mà các hộ gia đình thường tham khảo ý kiến đó là cán bộ tín dụng và người thân trong gia đình, hai đối tượng được tham khảo này đều chiếm tỷ lệ khá cao, trên 40% tổng số ý kiến. Chứng tỏ rằng các ý kiến trong gia đình của các hộ điều tra vẫn đáng tin cậy, bởi những người này sẽ cùng nhau sử dụng nguồn vốn vay, nên họ sẽ biết được lượng vốn mình cần dùng, nên đầu tư vào mục đích gì, như vậy khả năng thành công sẽ cao hơn. Đối tượng được tham khảo ý kiến cao hơn đó là các cán bộ tín dụng, đây là đối tượng hướng dẫn thủ tục vay cho người dân, cũng là đối tượng xem xét các hoạt động sản xuất của người dân khi tiến hành vay vốn, qua đó hướng dẫn điều chỉnh mức vay hợp lý với mỗi hộ vay vốn. Với gần

42% các hộ được phỏng vấn cho rằng sẽ tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng, chứng tỏ cán bộ tín dụng tại xã khá có uy tín đối với các hộ dân. Bởi hàng tháng các cán bộ tín dụng chủ yếu là hội phụ nữ thường tổ chức các cuộc họp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cách vay và sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý. Có 3,77% ý kiến cho biết đã tham khảo từ các phương tiện thơng tin như ti vi, sách báo, nhóm ý kiến này phần lớn là các hộ đang vay theo chương trình vay vốn cho học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng tham khảo ý kiến bạn bè, tự nghiên cứu tài liệu cũng chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong các ý kiến của các hộ vay vốn chọn phương án này, bởi trên thực tế, tài liệu về các hoạt động tín dụng đến tay người dân cịn rất hạn chế, các hộ chọn phương án này chủ yếu đã và đang là thành viên của một tổ chức tín dụng nào đó.

4.3.2.3.Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các hộ điều tra

Bảng 13: Mức độ tiếp cận các nguồn vốn của hộ điều tra

( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Từ bảng 13 cho thấy, các hộ chủ yếu vay vốn từ một nguồn, có 31 hộ chiếm 51,67%và trong đó có đến 24 hộ thuộc nhóm hộ khơng nghèo. Tiếp theo là các hộ vay ở hai nguồn, có 15 hộ chiếm 25%, các hộ vay ở ba nguồn là 7. Các hộ không nghèo vay vốn ở hai nguồn là 10 hộ, ba nguồn là 7 hộ. Trong khi đó, ở nhóm hộ nghèo, có 7 hộ vay ở một nguồn, 5 hộ vay ở hai nguồn và khơng có hộ nào vay ở 3 nguồn.

Như vậy, các hộ tiếp cận nhiều nguồn hơn thuộc nhóm hộ khơng nghèo,các hộ tiếp cận 2 nguồn và 3 nguồn chiếm gần 30% tổng số hộ,trong khi đó các hộ nghèo chỉ chiếm gần 7% trong tổng số hộ. Sở dĩ như vậy, bởi các hộ nghèo thường là những hộ có nền kinh tế khó khăn, khơng có khả năng trả vốn và lãi đúng thời hạn nên họ có nhu cầu nhưng khơng vay vì sợ khơng trả được. Mặc dù chính sách của nhà nước hiện nay là ưu tiên cho vay các hộ nghèo. Các hộ khơng nghèo ngồi vay ở Ngân hàng chính sách họ cịn vay ở Ngân hàng NN & PTNT với khoản vay lớn để kinh doanh ở quy mô lớn, ngồi ra họ cịn tham gia vào phường hụi hàng tháng.

Số nguồn

Toàn mẫu

(n=60 hộ) Số hộ trong nhóm

Số hộ Tỷ lệ (%)

Nghèo Khơng nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Chưa tiếp cận 7 11,67 3 20,00 4 8,89 Một nguồn 31 51,67 7 46,67 24 53,33 Hai nguồn 15 25,00 4 33,33 10 22,22 Ba nguồn 7 11,67 0 0 7 15,56 Tổng 60 100 14 100 46 100

Hộp 2: Vay vốn rồi biết lấy gì mà trả

Bà PTT ở thơn Nam Châu cho biết: “Gia đình tơi thuộc diện hộ nghèo, có nhiều lần Hội phụ nữ cho tôi vay vốn ở Ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế nhưng tơi khơng vay vì sợ khơng biết lấy gì mà trả, nợ lại thêm chồng chất.”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu, năm 2011) 4.3.3. Mức độ đáp ứng vốn của các tổ chức tín dụng Bảng 14: Mức độ đáp ứng vốn của các tổ chức tín dụng Tổ chức vay vốn Số lượng đăng kí (Tr.đ) Số lượng thực vay (Tr.đ) Tỉ lệ% đáp ứng được Thời gian chờ vốn NH CS - XH 725 427,7 58,99 4-6 tháng NH NN & PTNT 230 220 95,65 3-5 ngày

Tư nhân 55 55 100 0-3 ngày

Anh em, họ hàng 60 39 65,00 0- 10 ngày

(Nguồn phỏng vấn hộ, năm 2011)

Qua bảng số liệu cho ta thấy mức độ đáp ứng vốn của Ngân hàng NN & PTNT là rất cao chiếm trên 95% so với nhu cầu vay vốn của người dân bởi Ngân hàng này hoạt động với với mục đích kinh doanh có tổng số vốn tương đối lớn, cho vay với lãi suất cao nên đáp ứng hầu hết nhu cầu vay vốn của người dân, thủ tục vay vốn lại rất nhanh chóng thường từ 15-20 ngày là có thể nhận được tiền kể từ khi bắt đầu đăng kí vay vì cịn phải trải qua thời gian thẩm định nhu cầu của cán bộ tín dụng. Cịn Ngân hàng CS - XH mức độ đáp ứng vốn chỉ chiếm 58,99% so với nhu cầu của người dân, vì đây là ngân hàng dành cho người nghèo, ưu tiên cho vay những đối tượng thuộc hộ nghèo hộ khó khăn với lãi suất thấp nên tổng số vốn của ngân hàng không cao mà nhu cầu của người dân lại rất nhiều nên chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ. Tuy nhiên thời gian chờ vốn ở ngân hàng này lại rất lâu từ 5 – 8 tháng kể từ khi đăng kí vay vốn, vì cịn phải tổ chức xét duyệt chọn đối tượng được vay ở các cấp thôn, xã và ngân hàng.

Đa số khi vay ở các nhà tư nhân thì nhu cầu của người dân được đáp ứng hồn tồn và nhanh chóng chỉ cần thỏa thuận giữa hai bên là có thể tiến hành cho vay vốn, nhưng lãi suất vay vốn ở đây khá cao thường 25%- 30%/tháng, thời hạn vay vốn từ 5 tháng 36 tháng, nên người dân ít vay ở đây.Còn khi vay ở anh em, họ hàng cũng rất đơn giản nhưng số lượng vốn vay được không nhiều (chỉ đáp ứng được 65% so với nhu cầu vay vốn) và mức vốn vay được cũng rất thấp (3 triệu – 7 triệu )

4.4. Tình hình vay và sử dụng vốn của các hộ điều tra

Biểu đồ 2 : Cơ cấu vay vốn theo tổng số lượt vay của các hộ điều tra Qua biểu đồ trên cho ta thấy trong tổng 87 lượt vay thì số lượt vay ở Ngân hàng chính sách xã hội chiếm tới 48,93%, ở ngân hàng NN & PTNT chỉ chiếm 10,63%. Số lượt vay ở anh em, họ hàng và các nhóm hụi, phường chiếm tỉ lệ khơng nhỏ trên dưới 20%, cịn số lượt vay ở tư nhân chỉ chiếm 2,1%. Điều này cho thấy, đa số người dân tập trung vay vốn ở Ngân hàng chính sách xã hội, anh em họ hàng và tham gia vào phường hụi vì mức lãi suất ở đây tương đối thấp (từ 0,5%/tháng - 0,9%/tháng), thời gian vay vốn dài ( từ 3 đến 10 năm) còn ở Ngân hàng NN & PTNT và tư nhân thì mức vay vốn lớn (trên 10 triệu đồng) nhưng lãi suất cao (trên 1%/tháng) nên người dân ít vay vốn ở đây.

Số lượng vốn vay ở các tổ chức tín dụng của các hộ điều tra cũng có sự khác biệt đáng kể được thể hiện qua biểu đồ 3 dưới đây.

Biểu đồ 3 : Cơ cấu vay vốn theo số lượng vốn vay của các hộ điều tra

Trong tổng 777,7 triệu đồng vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các hộ điều tra thì số lượng vốn vay ở Ngân hàng chính sách xã hội mà người dân vay chiếm tới 54,1%, ở ngân hàng NN & PTNT chỉ chiếm 28,29%. Còn số lượng vốn vay từ tư nhân, anh, em và phường hụi chênh lệch nhau không nhiều chỉ khoảng 4% - 7% trong tổng số lượng vốn vay. Như vậy có thể thấy được mức độ đáp ứng vốn cho người dân ở các tổ chức tín dụng nhà nước cao hơn so với các tổ chức tín dụng khơng chính thức như anh em, họ hàng và tư nhân. Người dân tin cậy hơn khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng nhà nước bởi khi vay ở đây mức lãi suất phù hợp với khả năng của hộ, mức vay vốn cũng tương đối cao mà thời hạn vay vốn dài, đủ thời gian cho hộ hoàn trả vốn.

* Mức lãi suất của các hộ điều tra

Bảng 15. Mức lãi suất của các hộ điều traMức lãi suấtMức lãi suấtMức lãi suất Mức lãi suất (%/tháng) Tồn mẫu (n=53 hộ) Số hộ trong nhóm Số lượt vay Tỷ lệ (%)

Nghèo Không nghèo

Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) 0,32 6 8,82 4 23,53 2 3,92 0,5 4 5,88 1 5,88 3 5,88 0,65 40 58,82 8 47,06 32 62,75 0,9 6 8,82 2 11,76 4 7,84 Trên 1,25 12 17,65 2 11,76 10 19,61 Tổng 68 100 17 100 51 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011) Qua điều tra, có 6 mức lãi suất mà hiện tại các hộ vay vốn đang được áp dụng, thấp nhất là lãi suất 0,32%/tháng và cao nhất là của các nguồn tín dụng tư nhân và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, trên 1,25%/tháng. Trong đó ở mức lãi suất là 0,32% có 6 lượt vay, 4 lượt vay ở nhóm hộ nghèo và 2 lượt vay ở nhóm hộ khơng nghèo. Mức lãi suất này chỉ áp dụng cho những hộ vay trước năm 2009 và ưu tiên cho các hộ nghèo. Ở mức lãi suất 0,5%/tháng có 4 lượt vay chia đều cho hộ nghèo và khơng nghèo, khơng có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ ở mức lãi suất này bởi đây chủ yếu là những khoản vay cho học sinh, sinh viên, đều áp dụng chung một mức lãi suất cho tất cả các đối tượng vay trên địa bàn. Có sự khác nhau rõ nhất về mức lãi suất giữa các nhóm hộ là ở mức lãi suất 1,25% trở lên. Đây là lãi suất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn và nguồn tín dụng tư nhân, và các hộ tiếp cận với nguồn tín dụng này thuộc nhóm hộ khơng nghèo, đây là những hộ làm ăn khá giả, khoản vay lớn và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đủ sức trả lãi vay. Chỉ có 2 hộ nghèo tiếp cận mức lãi suất

này vì nó q cao so với kinh tế của hộ, hơn nữa nhóm hộ nghèo trên địa bàn xã cũng có nguồn tín dụng ưu tiên là Ngân hàng CS – XH, các nhóm hụi, phường giúp nhau cùng phát triển.

* Mức vay của các hộ được điều tra

Mức vay ở các nhóm hộ có sự khác nhau, đối với hộ nghèo, mức vay nhỏ hơn 1 triệu có 5 hộ vay, đây chủ yếu là vay từ anh em, hàng xóm trong khi cũng với mức vay này nhưng ở nhóm hộ khơng nghèo lại chỉ có 3 hộ vay. Với mức vay từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng là khoản vay được nhiều hộ vay vay nhất, có tới 37 lượt chiếm 39,36% trong tổng lượt vay. Sở dĩ ở mức vay này khá đông bởi đa số các hộ vay ở Ngân hàng chính sách xã hội thường có mức vay này. Có 25 lượt vay ở mức vay từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng vì có 36 hộ đang tham gia vào các nhóm hụi, phường với mức bốc phường chỉ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/hộ/một lần bốc và vay ở anh em họ hàng do đó số lượt vay ở mức này tăng lên. Số lượt vay ở hộ không nghèo cao hơn so với nhóm hộ nghèo, bởi nhóm hộ khơng nghèo vay ở nhiều nguồn khác nhau và mức vay lớn nhỏ khác nhau nhỏ hơn để đảm bảo khả năng chi trả và đầu tư vào nhiều hoạt động khác nhau. Cịn khoản vay trên 10 triệu thì nhóm hộ khơng nghèo lại chiếm phần lớn, tới 11 hộ và chiếm hơn 21% trong tổng lượt vay vì những hộ này vay vốn để đầu tư kinh doanh lớn.

Bảng 16. Mức vốn vay của các hộ điều tra

( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Như vậy, ở trên địa bàn xã Phú Đa, mức vay được các hộ dân chú ý nhiều là từ 5 đến 10 triệu đồng/một lượt vay, với mức vay này, các hộ dân sản xuất vừa và nhỏ dễ dàng đầu tư và sử dụng nguồn vốn mà ít xảy ra khả năng thua lỗ, đồng thời ở mức vay này người dân cũng dễ dàng hơn trong việc hoàn trả tiền gốc và slãi khi đến hạn.

* Tình hình vay vốn theo lĩnh vực sản xuất

Phú Đa là một xã đồng bằng, tất cả 9 thôn trong xã đều sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên ở bảng 17 cho thấy, trong tổng 87 món vay thì có tới 17 món vay cho mục đích trồng trọt, và có sự khác biệt giữa các hộ vay thuộc nhóm hộ nghèo và khơng nghèo về mức vay trung bình trên mỗi lượt vay. Ở nhóm hộ nghèo mức vay trung bình là 5,25 triệu đồng/lượt vay, cịn nhóm hộ khơng nghèo mức vay trung bình là 9,48 triệu đồng/lượt vay. Đối với vay vốn cho hoạt động chăn ni, có tới 49 lượt vay và tương đối đồng đều giữa các hộ không nghèo và hộ nghèo, bởi theo ý kiến riêng của họ, hoạt động trồng trọt đầu tư không cần nhiều và giàn trải cịn hoạt động chăn ni cần một số vốn lớn cùng một lần để xây dựng chuồng trại, mua giống và thức ăn nhưng lại cho hiệu quả khá cao. Nên mức vay trung bình cho lĩnh vực này ở mỗi nhóm

Mức vay

(Tr.đ) Tồn mẫu (n=60 hộ) Số hộ trong nhóm

Số lượt vay

Tỷ lệ (%)

Nghèo Khơng nghèo

Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) Dưới 1 8 8,51 5 11,90 3 5,77 1 - 5 25 26,60 19 45,24 6 11,54 5- 10 37 39,36 9 21,43 28 53,85 Trên 10 17 18,09 6 14,29 11 21,15 Tổng 87 100 39 100 48 100

không nghèo là 12,59 triệu đồng/lượt vay. Vay cho mục đích ăn học có 11 lượt vay và có sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và khơng nghèo, vì vay vốn theo chương trình học sinh, sinh viên ưu tiên cho các hộ nghèo, nhưng đồng đều ở mỗi nhóm hộ về mức vay trung bình trên mỗi lượt vay do có quy định chung của nhà nước về mức vay cho học sinh, sinh viên. Điều khác biệt rõ nhất là vay cho mục đích kinh doanh chỉ tập trung ở nhóm hộ khơng nghèo

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w