Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 36)

3.4. Phương pháp nghiên cứu

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Tình hình lao động, dân số, cơ cấu ngành nghề - dịch vụ của xã

Qua bảng 3 cho thấy, xã Phú Đa có 2414 hộ gia đình với 11988 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động 5116 người (lao động nam chiếm 50,3%, lao động nữ chiếm 49,7%). Trong đó lao động nơng nghiệp là 1711 người, lao động công nghiệp và nghành nghề khác 3405 người. Tỷ lệ nhân khẩu/hộ tương đối thấp (4,97 khẩu/hộ), tỷ lệ lao động/hộ 2,12 lao động/hộ. Nhìn chung nơng dân xã Phú Đa có trình độ văn hố tương đối khá, nên gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các tổ chức tín dụng.

Bảng 3: Dân số và cơ cấu lao động của xã Phú Đa năm 2010Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) + Tổng số hộ 2414 - + Tổng số khẩu 11988 - + Số khẩu TB/hộ 4,97 - + Lao động/hộ 2,12 - + Tổng số lao động 5116 100

Lao động nông nghiệp 1711 33,45

- Lao động CN và ngành nghề khác 3405 66,55

( Nguồn: Số liệu thống kê xã Phú Đa, năm 2011) *Tình hình kinh tế của xã Phú Đa

Trong những năm gần đây nền kinh tế xã Phú Đa có nhiều thay đổi đáng kể cụ thể như tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 13,6% năm 2008 lên đến 16,8% năm 2010, bình quân đầu người cũng tăng từ 506 USD năm 2008 lên 652USD năm 2010. Tổng sản lượng đánh bắt và ni trồng thủy sản có chiều hướng giảm từ 288 tấn năm 2008 xuống còn 209,73 tấn năm 2010 là do những năm gần đây dich bệnh gia tăng nên sản lượng nuôi trồng bị thất thu. Nhưng sản lượng lương thực lại tăng lên đáng kể từ 5313 tấn năm 2008 lên đến 6502 tấn năm 2010, giá trị sản xuất nông –lâm –ngư nghiệp đạt 8%, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 20,3%, dịch vụ đạt 23,2%. Xã cịn thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo giúp cho người dân thoát nghèo và vương lên làm giàu, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm đáng kể.

Như vậy có thể thấy nền kinh tế của xã Phú Đa có chiều hướng phát triển đáng kể, đời sống của người dân được nâng cao góp phần thuận lợi cho cơng tác tín dụng được hoạt động tốt.

Bảng 4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu qua các năm 2008 – 2010

Stt Chỉ tiêu chủ yếu Đvt Năm thực hiện

2008 2009 2010 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP % 13,61 14,9 16,8 2 GDP bình quân đầu người USD 506 606 652 3 Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi thủy sản tấn 288 248 209,73 4 Sản lượng lương thực có hạt tấn 5313 6197 6502

5 Tổng vốn đầu tư toàn

xã hội tăng thêm

tỷ đồng 15,8 18 61,5

6 Tổng thu Ngân sách triệu

đồng

2478 1260 2325

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Phú Đa, năm 2008 – 2010)

* Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng xã Phú Đa

Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước và các cấp chính quyền đồn thể, một số cơng trình “Điện - đường - trường - trạm” và hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã được đầu tư xây dựng và đi vào sử dụng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

-Về giao thơng: Tuyến đường quan trọng đóng vai trị giao thương giữa xã và các địa phương khác đó chính là tỉnh lộ 10C có chiều dài qua xã khoản 6,8km. Tuyến đường này đã được rải thảm nhựa tạo điều kiện thuận tiện trong việc giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Tuyến đường tỉnh lộ 10B từ thơn Hịa Tây đi Viễn Trình có chiều dài khoản 7km nó giúp cho việc bn bán hàng hóa giữa các vùng trong xã và đi lại của người dân diễn ra thuận tiện. Tỉnh lộ 10B và tỉnh lộ 10C là hai tuyến đường huyết mạch của địa phương trong việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các địa phương khác. Ngồi ra cịn có nhiều tuyến đường phục vụ dân sinh trong xã như tuyến đường từ thơn Thanh Lam đi Viễn Trình dài khoảng 1,7km, Đức Thái-

Viễn Trình dài khoảng 1,5km. Một tuyến đường vừa được mở trong năm 2006 nói liền từ thơn Nam Châu đến Trường Lưu, tuyến đường này sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện với khoảng cách đi lại giữa các thơn ngắn hơn.

-Về điện nước:

Tồn xã có 9 trạm hạ thế điện cung cấp điện sinh hoạt cho người dân. Nên việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân về cơ bản đã hoàn thành, hiện nay 100% người dân có điện để sinh hoạt.

Xã Phú Đa người dân chủ yếu sử dụng nước ngầm để sinh hoạt thông qua giếng đào hoặc giếng khoan.

- Về thủy lợi

Thủy lợi là yếu tố quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp nó đảm bảo tính ổn định cho sản xuất nơng nghiệp. Tồn xã có 4 trạm bơm điện phục vụ cho công tác tưới tiêu đồng ruộng và hệ thống các máy bơm dầu ở các vùng nhỏ lẽ tách biệt. Hệ thống đê bao với tổng chu vi là 22km trong đó đã kè hóa bằng bê tông là 10,5km. Hệ thống đê bao này về cơ bản đã bảo vệ cho cánh đồng không bị ngập úng trong các đợt lũ đầu mùa. Nhưng xã vẫn còn một lượng lớn đê bao làm bằng đất rất dễ bị vỡ trong những trận lũ hàng năm. Hệ thống mương tưới vẫn chủ yếu làm bằng đất gây thất thốt nước lớn trong q trình sử dụng. Hiện nay việc bê tơng hóa kênh mương đang dần thực hiện từ đó sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới cho đồng ruộng đặc biệt vào vụ hè thu.

- Về văn hóa xã hội.

Hiện nay tồn xã có : 9 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông. Chất lượng dạy và học ở các cấp học đã có những chuyển biến tích cực. tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học 95%, tốt nghiệp THCS đạt: 97%, tốt nghiệp PTTH đạt 85%. Tồn xã có 36 em thi đỗ đại học và cao đẳng; Trường tiểu học Phú Đa 1 được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trong năm học 2010-2011 đã huy động đến trường 2632 em học sinh, trong đó mẫu giáo 381cháu, giảm 66 cháu; Tiểu học: 1162 em, giảm 37 em; THCS: 1089 em, giảm 66 em so với năm học trước.

- Về thơng tin văn hóa: Năm 2007 tồn xã có 6/9 thơn được cơng nhận đạt chuẩn văn hóa. Các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được người dân gìn giữ và phát huy thơng qua các cuộc giao lưu văn nghệ các trò chơi dân gian sẽ

thắt chặt tình đồn kết của người dân và thơng qua đó bà con nơng dân trao đổi kinh nghiệm làm ăn để nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của xã.

- Về y tế: Xã có 1 trạm y tế, năm vừa qua đã được nâng cấp khang trang giúp cho việc khám chữa bệnh của người dân được thuận tiện. Địa phương đã thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, triển khai tiêm phòng vắc xin cho trẻ em, tỷ lệ trẻ em tiêm phòng đủ 6 loại bệnh đạt 98%, tỷ lệ bà mẹ sau khi sinh và trẻ em dưới 5 tuổi được uống Vitamin A đạt 97,8%. Công tác khám bệnh và điều trị tại Trạm y tế xã được duy trì tốt có 4826 lượt người khám và điều trị.

4.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng

* Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra

Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Tiêu chí Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ khơng nghèo Số hộ 14 46 Số khẩu 63 231

Số lao động trong độ tuổi lao động 29 92

Bình quân khẩu/hộ 4,50 5,02

Bình quân lao động/hộ 2,07 2,00

( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011) Qua bảng 5 cho thấy, tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ có sự khác biệt khơng nhiều giữa 2 nhóm hộ nghèo và khơng nghèo. Số khẩu/hộ của nhóm hộ nghèo là 4,5 khẩu, và số lao động/hộ là 2,07 lao động, trong khi đó, ở nhóm hộ khơng nghèo, bình qn nhân khẩu/hộ là 5,02 khẩu, nhưng bình qn lao động/hộ lại thấp hơn nhóm hộ khơng nghèo khơng nhiều là có 2,00 lao động. Nguyên nhân chính ở đây là do các hộ trong nhóm hộ nghèo có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn nhưng đa số là các lao động có độ tuổi đã khá cao( từ 49 tuổi – 55 tuổi) khả năng lao động rất yếu, trong khi ở nhóm hộ khơng nghèo, các lao động chính trong gia đình thường ở độ tuổi

cịn rất trẻ, ngồi làm nơng nghiệp họ còn làm nhiều nghề phụ khác. Khi tiến hành điều tra, hầu hết các hộ dân trong xã đều có nguyện vọng vay vốn tại các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn xã, mục đích để sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và hỗ trợ chi tiêu cho gia đình.

* Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

Bảng 6: Tình hình nhà ở của các hộ điều traLoại nhàLoại nhàLoại nhà Loại nhà

Toàn mẫu Phân theo nhóm hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Nghèo Khơng nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kiên cố 52 86,66 7 50 45 97,78 Bán kiên cố 8 13,33 7 50 1 2,22 Tổng 60 100 14 100 46 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Ở bảng 6, khơng có nhà tạm ở các hộ điều tra thuộc nhóm nghèo và khơng nghèo, 100% hộ dân ở xã đều có nhà ở là nhà bán kiên cố hoặc kiên cố. Theo điều tra cho thấy 86,66% là nhà ở kiên cố, tỷ lệ nhà bán kiên cố ở đây rất thấp là 13,33%. Trên thực tế, mức sống của người dân ở đây đã tăng lên đáng kể so với trước, nhà tạm đã được xóa, nhà bán kiên cố đang dần dần được thay thế, sửa chữa. Tỷ lệ nhà kiên cố chiếm rất cao ở nhóm hộ khơng nghèo, chiếm đến 97,78%, trong khi đó, nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 2,22%. Trong những năm gần đây do nhiều ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã mở rộng mục đích cho vay vốn khơng những để sản xuất kinh doanh mà cịn có thể vay vốn để xây dựng nhà cửa, gia cố nhà ở. Vì vậy mà tỉ lệ nhà tạm bợ, nhà bán kiên cố giảm đáng kể. Do đó mà nguồn hỗ trợ về tín dụng là rất cần thiết sẽ giúp cho người dân thuận lợi rất nhiều trong cuộc sống.

* Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

Qua điều tra nhận thấy rõ rằng, mức thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khơng nghèo có sự khác nhau, mức chênh lệch về thu nhập ở đây khá cao. Nguyên nhân chính là do đa số hộ nghèo trong xã chỉ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, mức đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi lại thấp nên hiệu quả thường khơng cao, do đó nguồn thu từ

nông nghiệp và chăn nuôi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu hằng ngày của họ . Ngoài ra, các hộ nghèo trong xã chủ yếu là những hộ có người ốm đau bệnh tật, một lao động phải ni hai ba miệng ăn, trong khi trình độ lao động thấp, họ ít có khả năng tự kiếm việc làm và tăng thu nhập cho bản thân.

Trên thực tế, mức thu nhập của nhóm hộ nghèo chỉ khoảng 42,95 triệu đồng/năm/hộ, và nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tới 75,18%, trong khi đó các hộ thuộc nhóm khơng nghèo lại có thu nhập cao hơn khá nhiều, khoảng 75,92 triệu đồng/năm/hộ và được thu ở nhiều nguồn khác nhau như nuôi trồng thủy sản, buôn bán và lương công nhân viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các công ty tư nhân. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn ni giữa hai nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn là do các nhóm hộ nghèo khơng đủ tiền để đầu tư chăn nuôi và trồng trọt ở quy mô lớn. Họ chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ thiếu sự đầu tư chăm sóc do trình độ của họ cịn hạn chế một số hộ do lao động ít, diện tích đất rộng họ cịn cho người khác thuê nên thu nhập từ nơng nghiệp của nhóm này chỉ khoảng 32,29 triệu đồng/năm/hộ. Cịn các hộ thuộc nhóm khơng nghèo ngồi quy mơ của gia đình họ cịn thuê đất ngồi về để trồng trọt, đầu tư chăn ni ở quy mô lớn, thu nhập từ trồng trọt và chăn ni của nhóm hộ này lên tới 43,39 triệu đồng/năm/hộ. Bên cạnh đó nguồn thu từ các hoạt động bn bán cũng có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo, thu nhập từ buôn bán chỉ từ 0 ngàn đồng đến 3,59 triệu đồng/năm/hộ thì ở nhóm hộ khơng nghèo, thu nhập từ buôn bán khoảng 6,43 triệu đồng/năm/hộ. Ở nhóm hộ khơng nghèo cịn có thêm nguồn thu nhập từ thủy sản chiếm 18,27% trong tổng thu nhập của họ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do hoạt động ni trồng thủy sản địi hỏi vốn đầu tư lớn, nên những người nghèo không đủ khả năng để đầu tư. Mức thu nhập từ các nguồn khác như từ ngành nghề phụ (công nhân, thợ nề, cán bộ viên chức), từ người thân cho hoặc từ xuất khẩu lao động giữa hai nhóm có sự khác nhau tương đối nhiều, ở nhóm hộ nghèo mức thu nhập là 7,07 triệu đồng/năm/hộ, mức thu nhập ở nhóm hộ khơng nghèo là 12,23 triệu đồng/năm/hộ. Sự khác nhau này là do ở nhóm hộ khơng nghèo có lao động ở độ tuổi cịn trẻ nên ngồi làm nơng nghiệp, họ cịn tham gia làm các nghành nghề phụ tăng thu

nhập, một số thì cho con em xuất khẩu lao động. Cịn ở nhóm hộ nghèo chủ yếu là lao động già từ 49 tuổi đến 55 tuổi và có trình độ thấp thường ở mức cấp 1 và cấp 2 nên họ ít tham gia vào các nghành nghề phụ khác.

Bảng 7: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ năm 2010

( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Phú Đa là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân gần như phụ thuộc vào nông nghiệp, tuy nhiên những năm gần đây, các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ và buôn bán tập trung ở các chợ trên địa bàn xã diễn ra khá mạnh mẽ, người dân phần nào đã đa dạng hóa được nguồn thu và nâng cao mức sống. Mặc dù vậy, vẫn rất cần tới các hoạt động cho vay và hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức đang có mặt trên địa bàn như Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội… Việc tiếp cận được với nhiều nguồn vốn là cơ hội để người dân trong xã nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường đầu tư trong trồng trọt, chăn nuôi và trong cả chi tiêu hằng ngày.

Nguồn

thu nhập Hộ nghèo Hộ khơng nghèo Trung bình chung

Thu nhập (Tr.đ) Tỉ lệ(%) Thu nhập(Tr.đ) Tỉ lệ(%) Thu nhập (Tr.đ) Tỉ lệ(%) Trồng trọt 12,93 30,10 21,41 28,20 17,17 28,87 Chăn nuôi 19,36 45,08 21,98 28,95 20.67 34,78 Buôn bán 3,59 8,36 6,43 8,47 5,01 8,43 Thủy sản 0 0 13,87 18,27 6,93 11,66 Khác 7,07 16,46 12,23 16,17 9,65 16,23 Tổng thu nhập 42,95 100 75,92 100 59,43 100

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w