Quy chế hoạt động tín dụng tiết kiệm

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)

4.2. Hệ thống tín dụng nơng thơn trên địa bàn xã

4.2.2. Quy chế hoạt động tín dụng tiết kiệm

Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng CS – XH có quy chế hoạt động độc lập, riêng lẻ nhưng cùng hướng đến một đặc điểm chung là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đặc điểm chung giữa các tổ chức này về đối tượng và mục tiêu hưởng lợi, cụ thể như ở bảng 8.

Theo bảng 8, ta thấy được rằng đối với Ngân hàng NN & PTNT, đối tượng vay là tất cả các hộ gia đình, kể cả hộ nghèo và hộ khơng nghèo, các hộ gia đình này có thể vay vốn và cần có tài sản thế chấp. Nhưng với Ngân hàng CS – XH, thì đối tượng vay vốn chỉ được giới hạn ở phân loại của địa phương, nghĩa là chỉ có các họ thuộc diện nghèo, các gia đình có con em đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…thì mới có đủ điều kiện vay vốn, và những đối tượng này khơng cần có tài sản thế chấp nhờ có sự hỗ trợ từ phía chính quyền.

Bảng 8: Đối tượng hưởng lợi của các tổ chức tín dụng

Đối tượng Nguồn tín dụng Điều kiện xác định

- Hộ nghèo

- Sinh viên NH CS – XH

Theo xác định của địa phương.

- Tất cả hộ dân

trong xã NHNN & PTNT

Có nhu cầu vay vốn và có tài sản thế chấp

- Tất cả người dân Tư nhân Có nhu cầu vay vốn

( Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, năm 2011)

Ở Ngân hàng chính sách xã hội mức vay vốn tối đa là 30 triệu đồng, còn ở Ngân hàng NN & PTNT mức vay vốn tối đa tùy thuộc vào tài sản thế chấp và

mục đích vay vốn của gia đình mà mức vay có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng việc cung ứng nguồn vốn vay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, tuy nhiên nhiều hộ vẫn đi vay ở tư nhân với việc ngại thủ tục phức tạp và cần một số tiền lớn. Bên cạnh đó, thời gian vay vốn của Ngân hàng CS – XH thường là 36-48 tháng cố định cho nhiều đối tượng vay, trừ các đối tượng sinh viên được vay theo sự hỗ trợ của Nhà nước, thì ở Ngân hàng NN & PTNT thì thời hạn vay nằm trong phạm vi từ 12 đến 60 thàng tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Về Lãi suất vay: Ngân hàng CS – XH có mức lãi suất thấp nhất, chỉ từ 0 , 00%/tháng áp dụng cho đối tượng vùng dân tộc thiểu số đến mức cao nhất là 0,9%/tháng áp dụng cho đối tượng là hộ sản xuất vùng khó khăn, nhưng chủ yếu là ở mức lãi suất 0,65% dành cho đối tượng là hộ nghèo và 0,5 % dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên. Trong khi đó, Ngân hàng NN & PTNT, mức lãi suất dao động từ 1,7%/năm đến 1,95 %/năm tùy theo từng thời điểm trong năm và mức lãi suất là như nhau cho tất cả các đối tượng, điều này giúp Ngân hàng có đủ kinh phí để thanh tốn các chi phí huy động vốn, chi phí vận hành bộ máy…Các tổ chức tư nhân cho vay với lãi suất khá cao, thường từ 25%/tháng đến 30%/năm nhưng vẫn có nhiều hộ dân tiếp cận bởi nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ gia đình.

Bảng 9: Mức vay, thời hạn, lãi suất và hình thức đảm bảoNguồn tín dụng Mức vay Nguồn tín dụng Mức vay (Tr.đ) Thời hạn (Tháng) Lãi suất (%/tháng) Hình thức đảm bảo NH CS – XH 2 – 30 36 – 72 0,32 – 0,9 Tín chấp

NHNN & PTNT Tùy theo mục

đích và thế chấp(< 500)

12 - 60 1,75 – 1,95 Thế chấp

Tư nhân Theo nhu

cầu(<100) Tự thỏa thuận(<36) Theo khoản vay( 25 – 30) Thế chấp Lãi suất

Thế chấp và tín chấp: Đối với Ngân hàng NN & PTNT, các đối tượng vay cho mục đích nơng nghiệp và phát triển nơng thơn dưới 50 triệu đồng thì khơng phải thế chấp còn các đối tượng vay để kinh doanh ở tất cả các mức vay và vay cho nông nghiệp và phát triển nơng thơn trên 50 triệu đều phải có vật thế chấp như bìa đỏ, các vật dụng có giá trị…Nhưng với Ngân hàng CS – XH thì người dân khơng cần có tài sản thế chấp, chủ yếu là các tổ chức chính quyền đứng ra tín chấp cho người dân vay vốn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 42)