Loại nhà
Tồn mẫu Phân theo nhóm hộ
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Nghèo Khơng nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kiên cố 52 86,66 7 50 45 97,78 Bán kiên cố 8 13,33 7 50 1 2,22 Tổng 60 100 14 100 46 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
Ở bảng 6, khơng có nhà tạm ở các hộ điều tra thuộc nhóm nghèo và khơng nghèo, 100% hộ dân ở xã đều có nhà ở là nhà bán kiên cố hoặc kiên cố. Theo điều tra cho thấy 86,66% là nhà ở kiên cố, tỷ lệ nhà bán kiên cố ở đây rất thấp là 13,33%. Trên thực tế, mức sống của người dân ở đây đã tăng lên đáng kể so với trước, nhà tạm đã được xóa, nhà bán kiên cố đang dần dần được thay thế, sửa chữa. Tỷ lệ nhà kiên cố chiếm rất cao ở nhóm hộ khơng nghèo, chiếm đến 97,78%, trong khi đó, nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 2,22%. Trong những năm gần đây do nhiều ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã mở rộng mục đích cho vay vốn khơng những để sản xuất kinh doanh mà cịn có thể vay vốn để xây dựng nhà cửa, gia cố nhà ở. Vì vậy mà tỉ lệ nhà tạm bợ, nhà bán kiên cố giảm đáng kể. Do đó mà nguồn hỗ trợ về tín dụng là rất cần thiết sẽ giúp cho người dân thuận lợi rất nhiều trong cuộc sống.
* Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra
Qua điều tra nhận thấy rõ rằng, mức thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khơng nghèo có sự khác nhau, mức chênh lệch về thu nhập ở đây khá cao. Nguyên nhân chính là do đa số hộ nghèo trong xã chỉ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, mức đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi lại thấp nên hiệu quả thường khơng cao, do đó nguồn thu từ
nơng nghiệp và chăn nuôi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu hằng ngày của họ . Ngoài ra, các hộ nghèo trong xã chủ yếu là những hộ có người ốm đau bệnh tật, một lao động phải ni hai ba miệng ăn, trong khi trình độ lao động thấp, họ ít có khả năng tự kiếm việc làm và tăng thu nhập cho bản thân.
Trên thực tế, mức thu nhập của nhóm hộ nghèo chỉ khoảng 42,95 triệu đồng/năm/hộ, và nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tới 75,18%, trong khi đó các hộ thuộc nhóm khơng nghèo lại có thu nhập cao hơn khá nhiều, khoảng 75,92 triệu đồng/năm/hộ và được thu ở nhiều nguồn khác nhau như nuôi trồng thủy sản, buôn bán và lương công nhân viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các công ty tư nhân. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi giữa hai nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn là do các nhóm hộ nghèo khơng đủ tiền để đầu tư chăn nuôi và trồng trọt ở quy mô lớn. Họ chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ thiếu sự đầu tư chăm sóc do trình độ của họ cịn hạn chế một số hộ do lao động ít, diện tích đất rộng họ cịn cho người khác thuê nên thu nhập từ nơng nghiệp của nhóm này chỉ khoảng 32,29 triệu đồng/năm/hộ. Cịn các hộ thuộc nhóm khơng nghèo ngồi quy mơ của gia đình họ cịn thuê đất ngoài về để trồng trọt, đầu tư chăn nuôi ở quy mô lớn, thu nhập từ trồng trọt và chăn ni của nhóm hộ này lên tới 43,39 triệu đồng/năm/hộ. Bên cạnh đó nguồn thu từ các hoạt động bn bán cũng có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo, thu nhập từ bn bán chỉ từ 0 ngàn đồng đến 3,59 triệu đồng/năm/hộ thì ở nhóm hộ khơng nghèo, thu nhập từ bn bán khoảng 6,43 triệu đồng/năm/hộ. Ở nhóm hộ khơng nghèo cịn có thêm nguồn thu nhập từ thủy sản chiếm 18,27% trong tổng thu nhập của họ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do hoạt động nuôi trồng thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên những người nghèo không đủ khả năng để đầu tư. Mức thu nhập từ các nguồn khác như từ ngành nghề phụ (công nhân, thợ nề, cán bộ viên chức), từ người thân cho hoặc từ xuất khẩu lao động giữa hai nhóm có sự khác nhau tương đối nhiều, ở nhóm hộ nghèo mức thu nhập là 7,07 triệu đồng/năm/hộ, mức thu nhập ở nhóm hộ khơng nghèo là 12,23 triệu đồng/năm/hộ. Sự khác nhau này là do ở nhóm hộ khơng nghèo có lao động ở độ tuổi cịn trẻ nên ngồi làm nơng nghiệp, họ cịn tham gia làm các nghành nghề phụ tăng thu
nhập, một số thì cho con em xuất khẩu lao động. Cịn ở nhóm hộ nghèo chủ yếu là lao động già từ 49 tuổi đến 55 tuổi và có trình độ thấp thường ở mức cấp 1 và cấp 2 nên họ ít tham gia vào các nghành nghề phụ khác.
Bảng 7: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ năm 2010
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
Phú Đa là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân gần như phụ thuộc vào nông nghiệp, tuy nhiên những năm gần đây, các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ và buôn bán tập trung ở các chợ trên địa bàn xã diễn ra khá mạnh mẽ, người dân phần nào đã đa dạng hóa được nguồn thu và nâng cao mức sống. Mặc dù vậy, vẫn rất cần tới các hoạt động cho vay và hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức đang có mặt trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội… Việc tiếp cận được với nhiều nguồn vốn là cơ hội để người dân trong xã nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường đầu tư trong trồng trọt, chăn nuôi và trong cả chi tiêu hằng ngày.
Nguồn
thu nhập Hộ nghèo Hộ khơng nghèo Trung bình chung
Thu nhập (Tr.đ) Tỉ lệ(%) Thu nhập(Tr.đ) Tỉ lệ(%) Thu nhập (Tr.đ) Tỉ lệ(%) Trồng trọt 12,93 30,10 21,41 28,20 17,17 28,87 Chăn nuôi 19,36 45,08 21,98 28,95 20.67 34,78 Buôn bán 3,59 8,36 6,43 8,47 5,01 8,43 Thủy sản 0 0 13,87 18,27 6,93 11,66 Khác 7,07 16,46 12,23 16,17 9,65 16,23 Tổng thu nhập 42,95 100 75,92 100 59,43 100
4.2. Hệ thống tín dụng nơng thơn trên địa bàn xã4.2.1. Hệ thống tín dụng nơng thơn 4.2.1. Hệ thống tín dụng nơng thơn
Trong nhiều năm qua, trên địa bàn xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tồn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là 2 tổ chức tín dụng cơ bản:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( NN & PTNT) - Ngân hàng Chính sách Xã hội (CS – XH)
Hai tổ chức tín dụng này được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Bên cạnh các tổ chức tín dụng trên, trên địa bàn xã Phú Đa cịn có một số tổ chức tín dụng tư nhân, do một vài hộ dân có tài sản, đứng ra cho người dân vay vốn, nhưng có thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay để đi đến thỏa thuận vay vốn. Tuy thông qua tổ chức tư nhân này, người dân phải bỏ ra một số tiền lãi cao hơn ở Ngân hàng và phải có vật dụng thế chấp có giá trị, nhưng vẫn được nhiều người dân tham gia vì thủ tục đơn giản, lại tùy theo nhu cầu của từng đối tượng vay.
Một tổ chức tín dụng mà người dân trong xã tham gia khá đơng nữa đó là các nhóm hụi, phường. Điều đặc biệt của các nhóm này thực chất chỉ là sự tương hỗ về tài chính qua từng tháng chứ khơng sinh lãi suất, khơng có giấy tờ bằng văn bản chính thức mà thơng qua niềm tin của các thành viên tham gia.
Trong thị trường tín dụng nơng nghiệp nơng thơn, các tổ chức tín dụng chính thức có quy mơ, vai trị và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích là kinh doanh tiền tệ, là cầu nối giữa Nhà nước và các đối tượng vay vốn nhằm phát triển tồn diện nơng nghiệp nơng thơn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trị chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng tư nhân trên địa bàn xã cũng góp phần tương đối lớn về việc phát triển sản xuất kinh doanh, bởi những tổ chức tư nhân này có khả năng đáp ứng các mức vay vốn khá cao, thủ tục cho vay lại
rất đơn giản nên một sộ hộ dân vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh lớn dễ tiếp cận.
*Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ dân xã Phú Đa
Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng, chương trình tín dụng với hộ dân xã Phú Đa được thể hiện qua sơ đồ sau:
NHNN & PTNT NHCS – XH TƯ NHÂN
CÁC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI
HỘ DÂN
( Nguồn: Thống kê từ các kênh tín dụng,năm 2011)
Ghi chú: : Cho vay vốn : Trả tiền gốc và lãi
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các nguồn tín dụng với hộ dân xã Phú Đa
Qua sơ đồ chúng ta có thể thấy được quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với người dân trong xã. Tổ chức tín dụng chính thức là Ngân hàng CS – XH cho các hộ gia đình trong xã vay theo kênh gián tiếp là qua các tổ chức Đồn thể như Hội Nơng dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, và Đồn thanh niên. Trong đó hai tổ chức Đồn thể có vai trị quan trọng và quyết định là hội Nông dân và hội Phụ nữ xã. Hai tổ chức này là cầu nối trung gian giữa các tổ chức tín dụng và người dân trong xã, hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn, gửi tiết kiệm cũng như đôn đốc họ trả lãi và tiền gốc đúng thời hạn. Cịn Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp cho người dân vay
vốn thông qua thế chấp tài sản và mối quan hệ giữa người dân và tổ chức tư nhân chỉ là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay thơng qua sự đồng tình thỏa thuận giữa hai bên.
*Quy trình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng
- Đối với Ngân hàng NN & PTNT: Khách hàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn trước hết phải có một bản kế hoạch sử dụng vốn vay và giấy xác nhận của chính quyền địa phương nộp lên Ngân hàng. Sau đó Ngân hàng căn cứ vào đó về thẩm định tại địa phương xem kế hoạch sử dụng vốn có tính khả thi hay khơng? Nếu đạt yêu cầu Ngân hàng sẽ thông báo cho hộ, tổ chức vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục vay vốn chậm nhất là sau 5 ngày, nếu không đạt yêu cầu Ngân hàng cũng thông báo lại cho hộ, tổ chức vay vốn được biết. Thơng thường Ngân hàng có quy định trả tiền gốc một lần vào cuối thời hạn vay vốn và trả tiền lãi vào ngày vay vốn hàng tháng. Nếu khách hàng trả tiền gốc quá hạn thì số tiền lãi sau thời điểm đó được tính bằng lãi suất cũ nhân với 150%.
- Đối với Ngân hàng CS – XH: Khi người dân có nhu cầu vay vốn sẽ đăng kí tại hội Phụ nữ hoặc hội Cựu chiến binh, hội Nơng dân của thơn. Sau đó các cán bộ chính quyền căn cứ vào đó tổ chức một cuộc họp thơn để người dân trong thơn bình bầu chọn ra hộ được ưu tiên vay vốn trước theo tiêu chí của Ngân hàng và của thơn đặt ra. Khi đã bình chọn được hộ vay vốn cán bộ tín dụng của thôn sẽ hướng dẫn hộ vay vốn viết hồ sơ vay vốn, truyền đạt cách thức trả gốc và lãi. Hồ sơ vay vốn được gửi lên Ngân hàng và Ngân hàng xem xét, giải ngân. Tiền gốc có thể trả một lần cuối thời hạn vay hoặc trả góp theo từng kì đã quy định, cịn tiền lãi hộ vay vốn nộp tại cán bộ tín dụng thơn theo ngày đã quy định. Đến ngày 10 hàng tháng Ngân hàng CS – XH sẽ về tận Uỷ ban xã để thực hiện giao dịch thu lãi tại cán bộ tín dụng thơn,trực tiếp thu tiền gốc và giải ngân cho hộ vay vốn.
- Đối với tín dụng tư nhân: Khi người dân muốn vay vốn sẽ tới trực tiếp tại tư nhân cho vay vốn. Hai bên sẽ thoả thuận mức vay, lãi suất, thời hạn vay vốn, cách thức trả gốc và lãi. Khi đã thống nhất sẽ tiến hành làm thủ tục vay vốn.
- Đối với nhóm phường, hụi: Nhóm phường, hụi được thành lập từ 5 đến 15 hộ thành một nhóm, mức đóng góp từ 50 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/người/lần bốc hụi, tuỳ vào điều kiện và sự thống nhất của các thành viên trong nhóm. Một tháng sẽ được rút một lần và giao cho một thành viên có nhu cầu sử dụng vốn nhất hoặc là thành viên có hồn cảnh khó khăn, một số nhóm hụi, phường thì giao tiền cho thành viên có số tiền bốc hụi lớn nhất để đảm bảo công bằng giữa các thành viên, cứ thế cho đến tháng cuối cùng tương ứng với số thành viên tham gia.
*Vai trị của các tổ chức đồn thể trong việc quản lý tín dụng
Các tổ chức đồn thể xã Phú Đa có vai trị rất quan trọng, họ là những tổ chức chịu trách nhiệm với các tổ chức chương trình tín dụng về hộ vay vốn (và cũng là người đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn). Hội Nông dân và hội Phụ nữ xã và hội Cựu chiến binh là ba tổ chức Đoàn thể phụ trách trực tiếp của Ngân hàng CS – XH. Ba tổ chức này đứng ra xem xét điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất… với sự tham gia của các tổ trưởng tổ tín dụng tại thơn. Mỗi tổ trưởng quản lý từ 15 đến 50 thành viên trong thơn mình, mỗi thơn có từ 1 đến 4 tổ tùy thuộc vào số thành viên tham gia vay vốn. Những người này có trách nhiệm xem xét đối tượng cho vay vốn, hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn và cách thức trả vốn và lãi suất, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả cao trả lãi và gốc đúng thời hạn.
Các tổ chức Đồn thể trên địa bàn xã cịn là khâu trung gian, hướng dẫn các hộ dân gửi tiết kiệm ở các Ngân hàng và giúp họ hoàn thành các thủ tục gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra cịn ít bởi trên thực tế, các hộ dân khi gửi tiết kiệm đều tới trực tiếp các tổ chức tín dụng cấp huyện để đảm bảo cho nguồn vốn gửi vào Ngân hàng.
Như vậy, việc để các tổ chức Đồn thể tham gia vào cơng tác tổ chức, phụ trách các hoạt động của các tổ chức tín dụng tại xã đã làm cho công việc gần như mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi sự giao dịch gián tiếp thông qua các tổ chức Đoàn thể làm tăng cường sự tiếp cận cũng như mở rộng mạng lưới của mình tới người dân.
Hộp 1: Thủ tục vay vốn, trả lãi và gốc thuận tiện hơn
Bà MTU ở thôn Trường Lưu cho biết:
“Mấy năm gần đây người dân chúng tôi muốn vay vốn rất đơn giản, chỉ cần đăng kí lên Hội phụ nữ thôn là được vay chứ không cần phải đi đâu xa. Thủ tục vay vốn thì rất đơn giản, đến tháng trả lãi lại có Hội phụ nữ thơn đến thu tận nhà, trả gốc thì chỉ cần lên Ủy ban nhân dân xã là được.”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu, năm 2011)
4.2.2. Quy chế hoạt động tín dụng- tiết kiệm
Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng CS – XH có quy chế hoạt động độc lập, riêng lẻ nhưng cùng hướng đến một đặc điểm chung là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đặc điểm chung giữa các tổ chức này về đối tượng và mục tiêu hưởng lợi, cụ thể như ở bảng 8.