Hiệu quả vay vốn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 62)

4.5.1. Sự thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

Từ kết quả tìm hiểu, sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên, tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự thay đổi khơng nhiều . Mặc dù số lượt vay vốn khá cao, tổng lượng vốn vay của các hộ điều tra là khơng ít, nhưng những thay đổi về cơ cấu thu nhập lại chưa thể hiện rõ. Bởi trong các hộ điều tra, chiếm một số lượng nhất định các hộ vay vốn cho các hoạt động chi tiêu hằng ngày, nguồn vay này khơng hoặc chưa thể tính được hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian ngắn. Cũng như các hộ vay vốn cho lĩnh vực giáo dục, thì hiệu quả sử dụng vốn phải được tính ở thời gian tương đối dài, ít nhất là sau khi ra trường. Và mức thu nhập tăng lên cũng khơng phải hồn tồn do tác động của lượng vốn vay đầu tư mà còn chụi ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác như nguồn vốn sẵn có của gia đình hoặc tăng lên do biến động giá cả, thời tiết giữa các

năm trước và sau thu nhập. Qua bảng số liệu cho ta thấy, tỉ lệ phần trăm vốn vay so với tổng vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất là không cao. Người dân mới chỉ tập trung đầu tư nhiều cho hoạt động chăn nuôi (chiếm 62,25% trong tổng vốn đầu tư),hoạt động thuỷ sản (chiếm trên 50% so với tổng vốn đầu tư) và các hoạt động bn bán (chiếm 32,59% trong tổng vốn đầu tư). Cịn hoạt động trồng trọt và các hoạt động khác mức độ đầu tư từ vốn vay là không nhiều chỉ trên 20% trong tổng vốn vay, do các hoạt động này người dân chủ yếu dựa vào nguồn kinh tế có sẵn của gia đình hoặc là mua nợ của tư thương đến khi thu hoạch mới trả tiền.

Thu nhập thay đổi rõ nhất đó là từ các hoạt động khác, tăng từ 5,57 triệu đồng/hộ đến 28,29 triệu đồng/hộ, thu nhập này chủ yếu từ những hộ vay vốn để xuất khẩu lao động. Tiếp đó là thu nhập từ hoạt động chăn nuôi tăng từ 15,58 triệu đồng/hộ lên 23,98 triệu đồng/hộ bởi đa số các hộ dân vay vốn về để mở rộng quy mô chăn ni, từ đó mà có nguồn vốn đầu tư vào hoạt động trồng trọt. Do đó mà thu nhập trồng trọt tăng từ 18,08 lên đến 21,08 triệu đồng/hộ.

Bảng 19: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011) Cơ cấu thu nhập thay đổi rõ nhất là hoạt động nuôi trồng thủy sản, theo điều tra có một số hộ ở thơn Viễn Trình vay vốn về đầu tư xây dựng ao hồ

Chỉ tiêu

Tỉ lệ % vốn vay trong tổng vốn

Trước khi vay vốn (53 hộ)

Sau khi vay vốn (53 hộ) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Trồng trọt 23,47 18,08 43,78 21,08 26,55 Chăn nuôi 62,25 15,85 38,39 23,98 30,21 Thủy sản 51,36 0 0 3,11 3,92 Buôn Bán 32,59 1,79 4,34 2,92 3,68 Khác 25,56 5,57 13,48 28,29 35,63 Tổng thu nhập - 41,29 100 79,38 100

nuôi tôm và cá thu nhập cũng khá cao. Thu nhập khác tăng từ 13,48% lên 36,63% trong tổng thu nhập, chủ yếu là thu nhập từ các hộ vay vốn cho người thân xuất khẩu lao động. Còn thu nhập từ trồng trọt có xu hướng giảm từ 43,78% xuống cịn 26,55% trong tổng thu nhập do các hộ khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thiếu lao động và thu nhập từ các nguồn khác cao hơn nên họ khơng trồng trọt nữa hoặc trồng ít hơn.

Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập trước khi vay vốn của các hộ điều tra

Biểu đồ 5: Cơ cấu thu nhập sau khi vay vốn của các hộ điều tra

Nhìn chung, tổng thu nhập trung bình của các hộ vay vốn tăng từ 41,29 triệu đồng/hộ 79,38 triệu đồng/hộ, chứng tỏ các hộ vay vốn cho sản xuất kinh

doanh đã biết cách sử dụng nguồn vốn mang lại kết quả. Không những thế việc vay vốn còn tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng cường tính đồn kết học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ dân cũng như giữa người dân với cán bộ tín dụng Do đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn, để họ tiến hành đầu tư sản xuất một cách có hiệu quả nhờ sử dụng nguồn vốn vay vay được

Hộp 3: Tơi kinh doanh đang có lãi

Ơng Ph.T.T, thơn Trường Lưu cho biết: “Năm 2010 được vay 10 triệu của Ngân hàng chính sách xã hội tơi mạnh dạn đầu tư mở quán cà phê hiện nay kinh doanh đang rất có lãi.”

(Nguồn: Phỏng vấn hộ,năm 2011)

4.5.2. Sự thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất

Hầu hết các thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất của các hộ gia đình đều có xu hướng tăng lên sau khi vay vốn. Điều này cho thấy các hộ vay vốn không chỉ đầu tư vào các hoạt động sản xuất mà còn đầu tư cho việc mua sắm các phương tiện sản xuất, tiêu dùng. Đối với các phương tiện sinh hoạt có sự tăng lên rõ rệt, như xe máy tăng từ 17 đến 43 chiếc, ti vi tăng 20 chiếc, tủ lạnh 2 chiếc, đây là những phương tiện cần có trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, có sự thay đổi lớn về các phương tiện sinh hoạt là do các hộ vay vốn chi 100% hoặc một phần của khoản vay để đầu tư mua phương tiện, một số hộ khác thì trích từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất khi sử dụng vốn vay, chứng tỏ các hộ vay vốn đã phần nào biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, các phương tiện sản xuất như máy bơm có sự thay đổi khá lớn, tăng từ 18 đến 33 từ trước và sau khi vay vốn, bởi ở đây hoạt động chăn nuôi khá phổ biến ở mọi gia đình nhiều gia đình đã trích một pjần thu nhập hoặc một khoản vốn vay về để mua máy bơm phục vụ chăn ni. Cịn số lượng máy cày tăng lên cũng không đáng kể ( tăng thêm 5 cái ) bởi phú đa là một xã có diện tích trồng lúa khá lớn nhưng do giá trị của máy cày tương đối lớn nên chỉ những gia đình có kinh tế mới có khả năng vay một khoản tiền lớn để mua máy hoặc là những gia đình mua máy nhằm mục đích cày th để lấy tiền công tăng thu nhập. Sự thay đổi khá rõ về phương

tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ gia đình đã cho ta thấy rằng cuộc sống của người dân sau khi tiến hành vay vốn đã có bước phát triển và cải thiện.

Bảng 20: Thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất

Tiêu chí Trước vay vốn Sau vay vốn

Ti vi 38 62,85 58 97,13 Xe máy 17 28,12 43 71,68 Tủ lạnh 1 2,03 3 5,14 Máy bơm 8 13,34 33 55,01 Máy cày 0 0,00 5 8,32 Khác 0 0,00 1 2,21 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Việc vay vốn khơng những góp phần làm tăng thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất mà từ đó cịn làm tăng thu nhập cho gia đình của người dân từ những phương tiện sản xuất đó

Hộp 4: Vay vốn làm tăng thu nhập cho gia đình tơi

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của người dân xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w