9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông
1.3.1. Khái niệm Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông:
Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018.
1.3.2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
Làm căn cứ để đội ngũ GV tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch tự rèn luyện phẩm chất, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Chuẩn nghề nghiệp là căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với từng nhóm GV đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV lấy Chuẩn nghề nghiệp làm căn cứ xây dựng, phát triển chương trình cũng như tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
1.3.3. Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông:
Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên) gồm 5 Tiêu ch̉n, mỗi tiêu ch̉n có các tiêu chí và quy định mức độ cần đạt được của mỗi tiêu chí. Các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể là:
1.3.3.1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Thực hiện nghiêm bộ qui tắc ứng xử của nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
1.3.3.2. Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên mơn, nghiệp vụ
Ln có ý thức thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giúp bản thân vững vàng trong chuyên môn và nghiệp vụ thành thục;
Tiêu chí 3. Phát triển chun mơn bản thân.
Tiêu chí 4. Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 5. Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh bằng cách đa dạng hóa phương pháp dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 6. Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực.
Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
1.3.3.3. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Môi trường giáo dục cần được xây dựng đảm bảo an tồn, lành mạnh dân chủ, khơng có bạo lực học đường.
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường.
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
1.3.3.4. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hợi
Trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần chú trọng việc tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
Tiêu chí 11. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong dạy học và giáo dục học sinh.
Tiêu chí 12. Để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
Tiêu chí 13. Để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
1.3.3.5. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
GV biết sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, biết ứng dụng CNTT, biết khai thác và sử dụng các thiết bị CNTT trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 14. GV biết sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.
Tiêu chí 15. GV biết ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị CNTT trong dạy học, giáo dục.