9. Cấu trúc của luận văn
2.1. Vài nét khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Thuận Thành;
phát triển Trường THCS Vũ Kiệt, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hợi hụn Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Huyện Thuận Thành nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, ven dịng sơng Đuống, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thơng đường bộ huyết mạch chạy qua, cùng mạng lưới giao thông liên xã, liên huyện… tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội và kết nối liên vùng. Đây cũng là những lợi thế giúp thị trường địa ốc địa phương trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Thuận Thành nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, được coi là cái nơi của Phật giáo Việt Nam và của nền văn minh lúa nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất Thuận Thành đã tích lũy những giá trị văn hóa rất riêng, giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc.
Huyện Thuận Thành có diện tích tự nhiên 117,3 km2, dân số khoảng 181.047 người (số liệu năm 2019). Với diện tích như vậy, Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ sau huyện Quế Võ. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc.
Về kinh tế: Tiềm năng phong phú, tài nguyên đa dạng cùng truyền thống lịch
sử văn hóa lâu đời… mang lại cho Thuận Thành lợi thế phát triển kinh tế tồn diện trên các lĩnh vực: cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nơng nghiệp. Ở lĩnh vực nơng nghiệp, huyện khuyến khích dồn điền đổi thửa theo từng mơ hình, thu hút đầu tư vào nơng nghiệp cơng nghệ cao, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao.
Về cơng nghiệp, trên địa bàn huyện có 3 cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ, 2 khu công nghiệp tập trung với nhiều doanh nghiệp thuê đất, đầu tư làm cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đến nay, huyện đã quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp: KCN Thuận Thành 3 (440 ha), KCN Thuận Thành 2 (250 ha), KCN Thuận Thành 1 (250 ha, đang quy hoạch), cụm công nghiệp Thanh Khương (11,38 ha), cụm công nghiệp Xuân Lâm (49,48 ha).
Về văn hóa - xã hợi, Thuận Thành quan tâm gìn giữ, trùng tu, tơn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa; tổ chức lễ hội theo đúng quy định, văn minh, đậm nét văn hóa truyền thống. Cơng tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện cũng được quan tâm.Những năm qua, Thuận Thành đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo huyện Thuận Thành giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục; duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác phù hợp để đảm bảo hồn thành chương trình năm học.
* Về chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục mầm non: 100% các trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi; 90% trẻ đạt được kết quả mong đợi của các độ tuổi theo yêu cầu; trẻ có kỹ năng cần thiết về kỹ năng sống.
Chất lượng giáo dục phổ thơng: (+) Cấp Tiểu học có tỷ lệ 99,52% - 99,99% đạt hoàn thành trở lên các mơn. (+) Cấp Trung học cơ sở có tỷ lệ 29,75% học lực giỏi; 44,28% học lực khá; 24,65% trung bình; 1,29% học lực yếu; So với năm học 2019-2020, tỷ lệ học lực giỏi tăng 2,25%, khơng có học sinh xếp loại kém; so với kế hoạch loại giỏi tăng 2.75%. Điểm bình quân thi vào lớp 10 THPT năm học 2021- 2022 là 32,79 điểm/học sinh; 37 học sinh thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Bắc Ninh xếp thứ 2 toàn tỉnh.
2.1.2. Khái lược về lịch sử hình thành, phát triển Trường trung học cơ sở Vũ Kiệt, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Trường THCS Vũ Kiệt tiền thân là trường Năng khiếu huyện Thuận Thành, được thành lập theo Quyết định số 208-QĐ/UB ngày 13/9/1990 của UBND huyện
Thuận Thành, trường được đổi tên thành Trường THCS huyện Thuận Thành theo Quyết định số 178/CT ngày 28/02/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và nay là Trường THCS Vũ Kiệt theo Quyết định số 09/QĐ-CT ngày 02/02/2007 của Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành.
Trường được đóng trên địa bàn thị trấn Hồ- trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của huyện Thuận Thành với diện tích 5177,7 m2.
Từ ngày thành lập đến nay, trường luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp bộ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các hoạt động dạy và học.
Trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010, công nhận lại giai đoạn 2011-2016 và giai đoạn 2016-2021, trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 kể từ ngày 10/4/2018 theo Quyết định số 260/QĐ-SGDĐT ngày 10/04/2018.
Trường THCS Vũ Kiệt là một trong 8 trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 366/2017/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng mũi nhọn trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 8 trường THCS trọng điểm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”.
Mục tiêu của đề án là phát triển trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 8 trường THCS trọng điểm thành một hệ thống cơ sở giáo dục có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia, với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ, hiện đại nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh năng khiếu, có tư duy thơng minh, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của quê hương, đất nước. Nhiệm vụ của trường Vũ Kiệt nói riêng và của 8 trường THCS trọng điểm nói chung đó là bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi cho huyện nhà và cung cấp nguồn học sinh giỏi xuất sắc cho trường THPT Chuyên Bắc Ninh.
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã triển khai đầy đủ, có chất lượng các phong trào của ngành, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Với những thành tích đã đạt được, trường nhiều năm học được công nhận là “Tập thể lao động tiên tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng:
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (2001), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen (2005), Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng ba (2005), năm học 2019-2020, 2020-2021 trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài giai đoạn 2016-2021; được Sở GD&ĐT khen thưởng có thành tích xuất sắc trong quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến theo Quyết định số 861/QĐ-SGDĐT ngày 30/8/2021; được Giám đốc Sở GD&ĐT khen đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị Quyết số 04 của Tỉnh ủy về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”.
Liên đội trường được Hội đồng đội tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm chào mừng 80 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trường được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 và đạt trường chuẩn Quốc gia mức 2.
Tập thể CBGV, NV trong nhà trường có truyền thống đồn kết, phấn đấu không ngừng để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục. Số lượng GV dạy giỏi các cấp ln duy trì bền vững.
Nhà trường có 16 lớp với 589 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 44. Trong đó: Cán bộ quản lí: 03, trình độ Đại học: 03. Giáo viên: 39, trong đó: Thạc sỹ 08; Đại học 31. Hành chính: 02, trong đó Đại học 01, trung cấp: 01
Nhà trường có 1 Chi bộ Đảng gồm 23 đảng viên. Hằng năm, Chi bộ ln được đánh giá là chi bộ hồn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Tổ chức Cơng đồn nhà trường, Chi đồn, Liên đội ln đạt vững mạnh. Ban đại diện CMHS hoạt động có kế hoạch và đạt hiệu quả cao.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2022- 2027 tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường về hoạt động của lãnh đạo nhà trường cũng như toàn bộ CBGV, nhân viên và học sinh của trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thơng trong thời gian tới địi hỏi nhà trường chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa mới từ năm học 2021-2022.