9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng đội ngũ GV trường THCS Vũ Kiệt, huyện Thuận
2.3.1. Số lượng, cơ cấu:
Bảng 2.2. Số lượng, cơ cấu GV và CBQL của Nhà trường
TT Bộ mơn
Giáo viên Trình độ đào tạo
T.số Nữ Đảngviên Biênchế Thạc sĩ ĐH CĐ Khác
1 Toán 6 4 2 6 3 3 2 Lý 3 2 1 3 1 2 3 Hóa 2 2 2 2 2 4 Sinh 3 3 2 3 3 5 CN 2 2 2 2 6 Văn 7 6 3 7 2 6 7 Sử 2 1 2 2 2 8 Địa 2 2 1 2 1 2 9 T.Anh 5 5 3 5 1 4 10 GDCD 1 1 1 1 1
TT Bộ mơn
Giáo viên Trình độ đào tạo
T.số Nữ Đảngviên Biênchế Thạc sĩ ĐH CĐ Khác
11 ÂN 1 1 1 1 12 MT 1 1 1 1 1 13 TD 1 1 1 1 14 Tin 2 1 1 2 2 15 TPT 1 0 1 1 1 Cộng 39 31 20 39 8 31
(Nguồn: báo cáo thống kê của Nhà trường năm học 2021-2022)
Qua bảng 2.2: Số lượng, cơ cấu GV và CBQL của Nhà trường cho thấy, tổng số CBQL và GV của Nhà trường là: 44 người. Trong đó: CBQL: 05 người, trình độ Đại học: 05 người.
+ Giáo viên: 39 người, được biên chế ở 15 bộ môn khác nhau trong tồn trường. Trong đó số GV có trình độ Thạc sỹ là 08 người chiếm 20,5%, tổng số GV có trình độ Đại học 31 người, chiếm 79,5%. So với quy định về tiêu chuẩn chức danh GV THCS được tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đội ngũ CBQL và GV trường THCS Vũ Kiệt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp ở mức 1 và 2. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của một trường THCS trọng điểm của huyện thì đội ngũ này vẫn cần phải quản lý, phát triển và củng cố thêm cả về số lượng và chất lượng đảm bảo theo Chuẩn mức 3.
2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Vũ Kiệt theo Chuẩn nghề nghiệp qua khảo sát
Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Vũ Kiệt theo Chuẩn nghề nghiệp tác giả tiến hành khảo sát trên 3 đối tượng: CBQL, GV và phụ huynh học sinh để có những góc nhìn khác nhau trong đánh giá, nhận định các mức độ, đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về phẩm chất nhà giáo của đội ngũ GV với yêu cầu đổi mới giáo dục
TT Mức độ CBQL Giáo viên Phụ huynh Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Đáp ứng rất tốt 4 80 33 94.29 50 96.15 87 94.57
2 Đáp ứng tốt 1 20 2 5.71 2 3.85 5 5.43
3 Chưa đáp ứng
Qua kết quả khảo sát mức độ đáp ứng về phẩm chất nhà giáo của đội ngũ GV của Nhà trường với yêu cầu đổi mới giáo dục cho thấy cả 3 luồng ý kiến đều đánh giá phẩm chất đội ngũ GV đáp ứng rất tốt với 87/92 ý kiến, chiếm tỷ 94,57%; chỉ có 5/92 ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng tốt, chiếm tỷ lệ 5,43%. Khơng có ý kiến đánh giá trung lập về mức độ đáp ứng (bình thường) và chưa đáp ứng về phẩm chất nhà giáo của đội ngũ GV với yêu cầu đổi mới giáo dục.
Có thể khẳng định đội ngũ GV trường THCS Vũ Kiệt đã tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, đội ngũ CBGV trường THCS Vũ Kiệt thực sự là những nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp tốt, hết lịng vì học sinh thân u, vì mục tiêu giáo dục của nhà trường.
2.3.2.2. Thực trạng thực hiện phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV trường THCS Vũ Kiệt theo chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
TT Nội dung CBQLThứ bậc Giáo viênThứ bậc Phụ huynhThứ bậc ChungThứ bậc
1 Phát triển chuyên môn
bản thân 3.15 2 3.06 3 3.18 2 3.12 2
2
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
2.98 5 3.12 2 2.95 5 3.03 4
3 Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
TT Nội dung CBQL Giáo viên Phụ huynh Chung
Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
phẩm chất, năng lực học sinh
4
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
3.11 3 3.05 4 2.99 4 3.03 4
5 Tư vấn và hỗ trợ học
sinh 3.16 1 3.18 1 3.15 3 3.17 1
Kết quả khảo sát mức độ thực hiện phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV theo Chuẩn nghề nghiệp với số lượng 5 CBQL, 35 GV và 52 phụ huynh với điểm trung bình chung X = 3.09 (Min = 1, Max = 4), đạt mức Khá, trong đó cả 3 luồng ý
kiến đánh giá tương đối sát với điểm trung bình chung lần lượt CBQL là 3,09; GV là 3,08; Phụ huynh là 3,10. Trong những năm qua, đội ngũ GV trường THCS Vũ Kiệt nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nội dung “Tư vấn và hỗ trợ học sinh” được đánh giá với số điểm cao nhất với X = 3.17 (Min = 1, Max = 4) xếp thứ nhất trong 5 nội dung.
Nội dung “Phát triển chuyên môn bản thân” cũng được đánh giá cao với X
= 3.12 (Min = 1, Max = 4) xếp thứ 2/5 nội dung. Trong những năm qua, đội ngũ GV
trường THCS Vũ Kiệt đã tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn của bản thân, 100% GV của Nhà trường đạt chuẩn trình độ đào tạo và hồn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chun mơn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân; Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên mơn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên, nội dung “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” được đánh giá mức độ thực hiện
thấp hơn cả với điểm X = 3.03 (Min = 1, Max = 4), tuy nhiên vẫn đạt ở mức khá.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục đã được đội ngũ GV thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chưa thật sự được chú trọng. Đội ngũ GV đã sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, cơng cụ kiểm tra đánh giá học sinh khá hiệu quả nhưng chưa tập trung theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
TT Nội dung CBQL Giáo viên Phụ huynh Chung
Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
1 Xây dựng văn hóa nhà
trường 3.41 1 3.64 1 3.21 1 3.43 1
2 Thực hiện quyền dân
chủ trong nhà trường 2.85 3 3.11 3 3.05 3 3.07 3 3 Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường 3.3 2 3.59 2 3.06 2 3.33 2
Thực trạng mức độ thực hiện xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ GV trường THCS Vũ Kiệt được đánh giá mức độ Tốt với điểm X = 3.28 (Min = 1, Max = 4). Trong đó nội dung “Xây dựng văn hóa nhà trường” được đánh giá tốt nhất với điểm X = 3.43 (Min = 1, Max = 4), đây là nội dung quan trọng tạo nên một nhà trường văn hóa, chất lượng, tất cả vì học sinh thân u đã được đội ngũ GV
thực hiện tốt thông qua việc: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
Nội dung “Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường” được đánh giá với điểm số thấp nhất trong 3 nội dung, tuy nhiên vẫn đạt ở mức khá với X = 3.07
(Min = 1, Max = 4). Trong những năm qua, đội ngũ GV đã thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ở 3 luồng ý kiến đánh giá khá tương đồng về thứ bậc các nội dung, tuy nhiên kết quả đánh giá cịn có sự chênh lệch là 0,34 (3.45-3.11) điều này cho thấy, mức độ nhận thức giữa GV và phụ huynh khá khác nhau trong đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục của GV theo chuẩn nghề nghiệp.
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của GV theo chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của GV theo chuẩn nghề nghiệp
TT Nội dung CBQL Giáo viên Phụ huynh Chung
Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
1
Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
3.07 2 3.31 1 3.23 1 3.25 1
2
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
3.22 1 3.26 2 3.21 2 3.23 2
Mức độ thực hiện phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hợi của GV theo ch̉n nghề nghiệp được đánh giá ở mức khá với điểm trung bình X = 3.24 (Min = 1, Max = 4). Trong đó nội dung “Tạo dựng mối quan hệ hợp tác
với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan” được đánh giá mức độ thực hiện tốt hơn với điểm trung bình X = 3.25. Thực tế việc tạo dựng mối
luôn được quan tâm thực hiện, tạo mối liên hệ 2 chiều trong giáo dục học sinh một cách hiệu quả. Với nội dung này, ở 3 luồng ý kiến đánh giá có sự chênh lệch, CBQL đánh giá thấp nhất với điểm X = 3.07, GV đánh giá cao nhất với điểm X = 3.31,
điều này có thể thấy rằng, đối với CBQL ln ln mong muốn đội ngũ GV của mình phát triển mối quan hệ với cha mẹ học sinh tốt hơn nữa để đảm bảo thống nhất trong giáo dục học sinh, đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, hấu hết học sinh phải học tập online nên rất cần tạo mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và người giám hộ để cùng phối hợp nâng cao chất lượng học tập của học sinh và của nhà trường. Đối với các ý kiến của phụ huynh cũng đánh giá nội dung tạo mối quan hệ tốt, sự tin tưởng đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngồi Nhà trường có mức độ thực hiện tốt hơn với điểm X = 3.23.
Tuy nhiên, nôi dung “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh” được đánh giá thấp hơn với điểm chung X = 3.23,
vẫn đạt ở mức khá. Trong bối cảnh thay đổi hình thức dạy - học từ trực tiếp sang trực tuyến việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý dạy - học là hết sức quan trọng. Vì vậy cần có những biện pháp để đội ngũ GV tích cực nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
2.3.2.4. Thực trạng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục của GV theo Chuẩn nghề nghiệp
TT Nội dung CBQL Giáo viên
Phụ huynh Chung Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc
1 Sử dụng ngoại ngữ
hoặc tiếng dân tộc 2.98 2 2.85 2 3.06 2
2.9
8 2
2
Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
3.05 1 3.18 1 3.21 1 3.19 1
Thực trạng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục của GV theo Chuẩn nghề nghiệp được đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình chung X
= 3.08 (Min = 1, Max = 4). Trong đó nội dung “Ứng dụng cơng nghệ thông tin, khai
thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục” được đánh giá mức độ thực hiện khá hơn với điểm X = 3.19 (Min = 1, Max = 4). Thực tế, trong những năm qua, đội ngũ GV trường THCS Vũ Kiệt đã sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và QL học sinh theo quy định; hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định; Ứng dụng CNTT và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV ở mức khá. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid 19, việc dạy học online hầu hết thời lượng của năm học, vì vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học bắt buộc các GV phải thực hiện. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục; Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT; khai thác và sử dụng thiết bị cơng nghệ trong hoạt động dạy học vẫn cịn có những hạn chế nhất định;
Nội dung “Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc” được đánh giá ở mức điểm X = 3.18 thấp hơn nội dung “Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục”, điều này cũng thực chất bởi đối với
trường THCS Vũ Kiệt chỉ sử dụng một ngơn ngữ trong giảng dạy đó là Tiếng Việt, vì vậy, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ). Một số GV có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen
thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cần có những biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên.
2.3.3. Kết quả đánh giá đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp thời gian qua
Việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018, công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018.
Theo hướng dẫn, Nhà trường chỉ tổ chức đánh giá tập thể 02 năm 01 lần. Trường THCS Vũ Kiệt đã tiến hành tổ chức đánh giá năng lực GV theo Chuẩn nghề nghiệp như sau: Năm học 2020-2021 GV tự đánh giá; năm học 2021-2022 cơ sở giáo dục (Nhà trường) đánh giá tập thể. Kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.8. Kết quả tự đánh giá của giáo viên Tổng số
giáo viên
Chưa đạt Đạt Khá Tốt
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 39 0 0 5 12.82 22 56.41 12 30.77
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông Tổng số
giáo viên