Quản lý đội ngũ GV trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên Trường THCS Vũ Kiệt huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp (Trang 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý đội ngũ GV trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Quản lý đội ngũ GV trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp chính là trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp GV để CTQL tác động có mục đích có kế hoạch đến đội ngũ giáo viên, những người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong các trường THCS đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, từ đó thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THCS.

1.4.1. Mục tiêu quản lý đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Làm cho đội ngũ GV đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp với các mức độ quy định để trên cơ sở đó, đội ngũ GV hoàn thành được các nhiệm vụ dạy học, giáo dục nhằm thực hiện được các mục tiêu của của từng môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục cấp THCS.

1.4.2. Nợi dung quản lý đợi ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Theo W. L. French định nghĩa: Quản trị tài nguyên nhân sự là việc tuyển dụng, lựa chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, quản lý đội ngũ GV cũng chính là quản lý nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động tại các cơ sở giáo dục.

Theo nghiên cứu của Fred C. Lunenburg và Allan C. Ornstein (Mỹ) trong quá trình quản lý nhà trường, chúng ta có thể chỉ ra các bước trong q trình quản lý đội ngũ GV đó là: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện và đãi ngộ.

Theo Luật Viên chức, GV trong các trường công lập được gọi là viên chức: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[ 35].

Việc quản lý GV trong các trường công lập là quản lý viên chức. Theo Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, nội dung quản lý viên chức bao gồm:

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.

Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.

Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.

Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.

Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và QL hồ sơ viên chức.

Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.. [22]

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

* Xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ GV

Hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định những bổ sung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó.

Hoạch định nguồn nhân lực tốt tất yếu sẽ đáp ứng nhu cầu nhân sự hiện tại và tương lai. Chức năng hoạch định nguồn nhân lực liên quan ít nhất 3 yếu tố khác nhau: Phân tích nghề, dự báo và đáp ứng nhu cầu, quy định pháp luật.

Việc xây dựng kế hoạch, quy phát triển đội ngũ GV là một nhiệm vụ của hiệu trưởng cần được thực hiện đã được quy đinh tại Điều 11, khoản d trong Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ nhà trường.

Trong phạm vi đề tài, khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV cần dựa vào các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp để đưa ra các nội dung của quy hoạch, kế hoạch.

* Tuyển chọn giáo viên

Tại Điều 11, khoản d của Điều lệ trường Trung học đã nêu nhiệm vụ của Hiệu trưởng: “Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao

động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật”[21].

Trong quản lý, tuyển chọn đội ngũ nhân viên bao gồm hai bước là: Tuyển dụng và lựa chọn nhân viên, trong đó tuyển dụng nhân viên là q trình thu hút những người có năng lực đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm, cịn lựa chọn nhân viên là quyết định xem trong số các ứng viên ấy ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn để làm việc đạt hiệu quả như nhà quản lý mong muốn.

Như vậy, tuyển chọn GV cũng gồm hai bước là: Tuyển dụng GV và lựa chọn giáo viên

+ Tuyển dụng GV là q trình thu hút những người có đủ phẩm chất, năng lực đến đăng ký, nộp đơn làm GV tại một cơ sở giáo dục.

+ Lựa chọn GV là quá trình xem xét, lựa chọn những GV có đủ các tiêu chuẩn căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Muốn việc tuyển chọn GV đạt hiệu quả mong muốn, nhà quản lý ngoài việc lựa chọn được đúng GV có phẩm chất và năng lực tốt cịn cần giúp họ dần thích nghi với cơng việc, biết hợp tác với đồng nghiệp, biết sáng tạo trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng GV trong các cơ

sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Việc tuyển chọn GV cần căn cứ vào các Tiêu chuẩn, tiêu chí, các mức độ cần đạt của Chuẩn nghề nghiệp để nêu các yêu cầu đối với ứng viên được tuyển chọn.

* Sử dụng giáo viên

Sử dụng đội ngũ GV là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm GV làm các nhiệm vụ, chức danh cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của đội ngũ GV để hồn thành được mục tiêu của nhà trường một cách tốt nhất.

Hoạt động quản lý sử dụng đội ngũ GV thường gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động quản lý GV như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo mơi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ...).

Việc sử dụng GV được căn cứ vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Các năng lực này được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp. Do đó, Chuẩn nghề nghiệp là công cụ, là thước đo năng lực của giáo viên, từ đó, nhà quản lý (Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) làm căn cứ để phân công nhiệm vụ, sử dụng GV một cách hợp lý và hiệu quả.

* Đánh giá GV

Đánh giá GV là quá trình xem xét kết quả hoạt động nghề nghiệp của GV so với mục tiêu nhà trường đề ra. Đánh giá giúp GV tự điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục của mình sao cho đáp ứng với yêu cầu của nhà trường. Đánh giá cũng là cơ sở để khen thưởng giáo viên, tạo động lực cho GV cống hiến và làm việc.

Đặc trưng của bước này liên quan đến khen thưởng, thuyên chuyển giáo viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp phản hồi, giữ liên lạc giữa nhà quản lý với nhân viên và bộ phận hỗ trợ.

Luật Viên chức đã nêu:

- Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.

- Nội dung đánh giá: + Chính trị, tư tưởng + Đạo đức, lối sống

+ Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Đối với GV cấp THCS, việc đánh giá phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009. Chuẩn nghề nghiệp có 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí.

Việc sử dụng Chuẩn nghề nghiệp để đánh giá năng lực GV đã được nêu cụ thể trong Thông tư ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp.

* Đào tạo - bồi dưỡng và phát triển

Đào tạo đội ngũ GV THCS có thể hiểu là q trình tác động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sư phạm, thái độ nghề nghiệp cho đội ngũ GV THCS để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục của trường THCS nói riêng và u cầu chung của ngành.

Quản lý cơng tác đào tạo đội ngũ GV cấp THCS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra kết quả đào tạo đội ngũ GV theo nghĩa chung nhất

Bồi dưỡng là làm cho người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình. Có nhiều hình thức, mức độ bồi dưỡng khác nhau, bồi dưỡng khơng địi hỏi chặt chẽ như q trình đào tạo.

Với ý nghĩa đó, tổ chức bồi dưỡng GV là q trình tác động của nhà QLGD với tập thể giáo viên, tạo cơ hội để họ cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Các hình thức bồi dưỡng giáo viên: Tập trung, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, trao đổi rút kinh nghiệm, hội thảo, tham quan, đi thực tế, hiện nay cịn có thêm hình thức bồi dưỡng trực tuyến.

Nội dung bồi dưỡng GV hết sức phong phú: Bồi dưỡng năng lực sư phạm, phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng thay sách giáo khoa; bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ: triết học, tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế; bồi dưỡng kiến thức mới; bồi dưỡng các module cho chương trình GDPT 2018...

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV cấp THCS bao gồm: lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo bồi dưỡng và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng.

Trên cơ sở đánh giá năng lực (chuyên môn, nghiệp vụ) của GV theo Chuẩn nghề nghiệp, mỗi giáo viên, mỗi cơ quan quản lý và CBQL thấy rõ được những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với mỗi GV và cả đội ngũ là cần thiết.

*Tạo động lực và môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên. Tạo động lực và môi trường thuận lợi là nội dung khá quan trọng trong hoạt động quản lý GV. Bởi vì, theo Harold Koont, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich: Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một mơi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất.

Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Vì vậy để quản lý tốt và có hiệu quả đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ GV đó. Mơi trường ở đây phải được hiểu theo cả hai nghĩa: môi trường sống, không gian làm việc và bầu khơng khí làm việc được hiểu theo nghĩa bóng chính là cảm nhận của đội ngũ GV về các chính sách của nhà trường, sự quan tâm, chia sẻ của CBQL đối với GV, cũng như của đội ngũ giáo viên với nhau.

Đãi ngộ liên quan đến chính sách về vật chất và tinh thần (như lương, phúc lợi, khen thưởng, đề bạt thăng tiến về chức vụ, nghề nghiệp, v.v...). Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quản lý và phát triển đội ngũ CBGV, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với cơng việc.

Khơng có các chính sách đãi ngộ thì nhà trường sẽ khơng thể hoạt động đạt hiệu quả cho dù đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ CBGV có trình độ và năng lực cao.

Vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta hiện nay đó là làm thế nào để cải thiện chính sách tiền lương, tạo ra mơi trường làm việc với khơng gian sạch sẽ, thống đãng và bầu khơng khí làm việc đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để đội ngũ GV được cống hiến hết mình và thỏa sức sáng tạo.

Quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp (CNN) được minh họa theo quy trình như sau:

Sơ đồ 1.3. Quy trình quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp

Tóm lại: Cơ chế quản lý và chính sách đãi ngộ phát triển đội ngũ sẽ quyết định hiệu quả hoạt động của nhà trường. Vì vậy, CBQL nhà trường cần tìm ra nhiều giải pháp khác nhau bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là hoạt động quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp để tìm ra cơ chế quản lý thích hợp cho hoạt động quản lý đội ngũ GV trong trường THCS.

Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ có trình độ cao đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính vì thế, quản lý đội ngũ GV ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động dạy và học của các nhà trường.

1.4.3. Những điều kiện cần để quản lý đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

* Hệ thống các văn bản

Một trong số những công cụ quản lý quan trọng đối với các nhà quản lý đó là hệ thống các văn bản pháp luật. Để quản lý đội ngũ GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp, nhà quản lý cần tìm hiểu, nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật như: Luật viên chức, luật thi đua khen thưởng, luật bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương, thơng tư quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV THCS....

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý

theo yêu cầu công việc đáp ứng CNN theo yêu cầu

của CNN lực theo yêu cầu của

CNN

Đánh giá năng lực GV theo yêu cầu của

CNN Thực hiện chế

độ, chính sách tạo động lực

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển theo yêu cầu của

Cơ sở vật chất là hệ thống các phương tiện vật chất khác nhau được sử dụng

để phục vụ hoạt động giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục. Đó là những đồ vật, của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên của cơ sở giáo dục đó.

Như vậy có thể hiểu: Cơ sở vật chất phục vụ quản lý đội ngũ GV là hệ thống các phương tiện, vật chất phục vụ hoạt động quản lý giúp hoạt động này đạt hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu giáo dục.

Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ quản lý đội ngũ GV là hết sức quan trọng.

Là một trong những nhân tố không thể thiếu thúc đẩy bước chuyển biến sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển căn bản, tồn diện cho nền giáo dục nước nhà.

Khơng thể có chất lượng đội ngũ tốt, nếu khơng có được một cơ sở vật chất tương xứng với bậc học, thư viện với đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phịng đọc, phịng thí nghiệm thực hành, phịng bộ mơn...Vì vậy, cần chú trọng đầu tư, từng bước nâng cấp Thư viện, phát huy và tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường.

Đồng thời phải tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại như: các phương tiện truyền thông, hệ thống đa phương tiện,... trong hoạt động quản lý làm tăng khả năng chiếm lĩnh và tiếp cận tri thức cũng như việc trao đổi thông tin của giáo viên.

Để đạt hiệu quả trong quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần hết sức

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên Trường THCS Vũ Kiệt huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w