Cấu trúc phần Địa lí KT-XH lớp 10 ban cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 35 - 49)

Chương Số tiết Trong đó

Lý thuyết Thực hành

1. Địa lí dân cư 4 3 1

2. Cơ cấu nền kinh tế 1 1 0

3. Địa lí nơng nghiệp 4 3 1

4. Địa lí cơng nghiệp 5 4 1

5. Địa lí dịch vụ 6 5 1

Môi trường và sự phát triển bền vững 2 2 0

Tổng số 22 18 4

Nguồn [17]

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 10 THPT

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:

+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên).

Tác giả chỉ nghiên cứu thời kì đầu tuổi thanh niên: Từ 15-18 tuổi là tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự khác biệt về cơ thể giữa thanh niên mới lớn với người lớn không đáng kể. Nhưng sự phát triển thể lực của các em còn kém so với người lớn.

Tuổi đầu thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lí. Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện. Cơ bắp được tiếp tục phát triển. Chiều cao và trọng lượng đã phát triển chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng đầy đủ vào khoảng 16-17 tuổi, các em trai vào khoảng 17-18 tuổi. Sức mạnh cơ bắp của các em trai tăng nhanh. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Số lượng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên… Hệ tuần hoàn đi vào hoạt động bình thường. Sự mất cân đối giữa tim và mạch đã chấm dứt. Đa số các em đã qua thời kì phát dục; hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thường. Đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hịa và đẹp nhất.

Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ ở học sinh THPT nói chung và HS lớp 10 nói riêng: Ở học sinh lớp 10 được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi

khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…

Tri giác: Tri giác của thanh niên có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và tồn diện hơn. Tuy nhiên tri giác của học sinh trung học phổ thơng cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát.

Trí nhớ: Ở học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ lơgíc trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà khơng cần nhớ…Nhưng có một số em cịn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp của việc ôn tập.

Khả năng chú ý: Chú ý của học sinh THPT có nhiều sự thay đổi. Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các mơn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trở thành thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống.

Tư duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái qt hóa, thích tìm hiểu

những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất qn hơn ; tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, cịn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các

em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.

Sự tự ý thức có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…

Đặc điểm hoạt động học tập của HS lớp 10

Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh lớp 10 THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các mơn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.

Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học tập mang ý nghĩa sống cịn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thơng là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho

học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các mơn học. Vì vậy mà ở nhiều em cịn có nhược điểm là một mặt rất tích cực học tập một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại xao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình( học lệch). Do đó giáo viên cần giúp các em đó hiểu được ý nghĩa, chức năng giáo dục cơ bản, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học của con người cho các em trong bậc phổ thông.

Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình

thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh đầu cấp để tạo ra nèn tảng căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em trong những năm tiếp theo.

Qua việc nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS THPT, tác giả nhận thấy những đặc điểm này có tác động khơng nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinh THPT thực hiện các thao tác tư duy lơgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tích hợp…

1.4. Thực trạng dạy học và dạy học theo chủ đề ở Trường PT hiện nay

Hiện nay ở các Trường THPT việc dạy học và thay đổi PPDH đã và đang được triển khai đến từng tiết học trong đó dạy học theo chủ đề đã thu được những kết quả nhất định. Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu

chuẩn đánh giá năng lực dạy học theo chủ đề của GV trong dạy học Địa lí, năm 2015- 2016 tác giả tiến hành khảo sát thực trạng về việc thay đổi PPDH và sử dụng dạy học theo chủ đề của GV Địa lí tại 6 trường THPT ở tỉnh huyện Sóc Sơn- Hà Nội, 2 trường thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội và 2 trường thuộc huyện Mê Linh- Hà Nội. Với số lượng là 30 người. Tác giả sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kết hợp với tìm hiểu các biên bản dự giờ, trực tiếp dự giờ, trao đổi ý kiến với GV (xem phụ lục 2). Số phiếu phát ra: 30, số phiếu thu lại: 30. Qua đó tác giả rút ra được nhận định khái quát thực trạng dạy học, sử dụng PPDH và dạy học theo chủ đề của GV qua dạy học Địa lí như sau:

Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả điều tra sử dụng những phương pháp dạy học trong giờ dạy mơn Địa Lí

Phương pháp Mức độ sử dụng

Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng

1. Quan sát 25 (83,3%) 5 (15%) 0

2. Thự nghiệm 20 (66,7%) 10 (33,3%) 0

3. Thảo luận nhóm 26 (86,7%) 4 (13,3%) 0 4. Đàm thoại (hỏi – đáp) 24 (80%) 6 (20%) 0 4. Đàm thoại (hỏi – đáp) 24 (80%) 6 (20%) 0 5. Diễn giảng - thuyết trình 27 (90%) 3 (10%) 0 6. Giải quyết vấn đề 19 (63,3%) 11 (36,7%) 0

7. Truyền đạt 17 (56,7%) 13 (43,3%) 0

8. Đóng vai 4 (13,3%) 22 ( 73,3%) 4 (13,4%) 9. Kể chuyện 16 (53,3%) 10 (33,3%) 4 (13,4%) 9. Kể chuyện 16 (53,3%) 10 (33,3%) 4 (13,4%)

10. Điều tra 7 (23,3%) 21(70%) 2 (6,7%)

Đa số GV đều sử dụng linh hoạt các PPDH và đạt hiệu quả, tuy nhiên một số GV còn ngại thay đổi và áp dụng các PPDH vì một số nguyên nhân khách qua: GV ngại soạn giảng vì cho rằng tốn nhiều thời gian, cơ sở trang thiết bị cịn hạn chế, trình độ nhận thức của HS không đồng đều…

Thông qua quá trình khảo sát về dạy học theo chủ đề và sự am hiểu về mục đích của việc dạy học theo chủ đề tác giả thấy: 60,00(%) GV cho rằng dạy học theo chủ đề là rất quan trọng; 26,67 (%) GV cho là quan trọng; 13,33(%) GV phân vân; khơng có ý kiến nào nói về sự khơng quan trọng của dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên một số GV vẫn còn lúng túng trong dạy học theo chủ đề cụ thể GV chưa nắm được đầy đủ nội dung, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình dạy học, chưa tìm hiểu nhiều về tài liệu tham khảo, các chủ đề có thể dạy học…vì vậy mà cịn nhiều hạn chế đây là khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề của GV.

Dạy học theo chủ đề không phải là mơ hình dạy học hoàn toàn mới, trong những năm vừa qua sở GD- ĐT Hà Nội đã tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn cho GV các cấp về thay đổi PPDH. Tuy nhiên, việc quan tâm đến mơ hình này mới chỉ dừng lại ở bước đầu tiếp cận. Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nền giáo dục hiện nay, có thể khẳng định mơ hình dạy học này sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đáng trước khi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đối mới căn bản, tồn diện giáo dục hiện nay.

Nhìn lại q trình tiếp cận và triển khai, có thể liệt ra một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong lộ trình xây dựng mơ hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau: + Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh (2014). Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và tồn diện giáo sau năm 2015. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề.

+ Ở Hà Nội, các nội dung trên cũng đã được tổ chức, kèm theo đó là Kế hoạch tổ chức Hội thi dạy học theo chủ đề tích hợp bảo vệ động vật hoang dã, sử

dụng kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài dạy ở các bộ môn năm

2014(trong đó có mơn Địa Lí) cũng là minh chứng cho thấy tình hình ứng dụng dạy học theo chủ đề hiện nay là có cơ sở và được quan tâm nhiều từ các phía ban ngành.

Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ mơn có cơ hơi tiếp cận mơ hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà không vấp phải sự bỡ ngỡ, khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương trình đổi mới giáo dục.

1.5. Định hướng đổi mới chương trình SGK phổ thơng sau năm 2015

Chương trình giáo dục phổ thơng được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003 đến nay (năm 2014).

Chương trình, SGK hiện hành có một bước tiến rõ rệt so với chương trình, SGK trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chương trình, SGK hiện hành vẫn còn những hạn chế và bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập trước những địi hỏi mới của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)