Thực trạng dạy học và dạy học theo chủ đề ở Trường PT hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 39)

7. Cấu trúc đề tài

1.4. Thực trạng dạy học và dạy học theo chủ đề ở Trường PT hiện nay

Hiện nay ở các Trường THPT việc dạy học và thay đổi PPDH đã và đang được triển khai đến từng tiết học trong đó dạy học theo chủ đề đã thu được những kết quả nhất định. Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu

chuẩn đánh giá năng lực dạy học theo chủ đề của GV trong dạy học Địa lí, năm 2015- 2016 tác giả tiến hành khảo sát thực trạng về việc thay đổi PPDH và sử dụng dạy học theo chủ đề của GV Địa lí tại 6 trường THPT ở tỉnh huyện Sóc Sơn- Hà Nội, 2 trường thuộc huyện Đông Anh- Hà Nội và 2 trường thuộc huyện Mê Linh- Hà Nội. Với số lượng là 30 người. Tác giả sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kết hợp với tìm hiểu các biên bản dự giờ, trực tiếp dự giờ, trao đổi ý kiến với GV (xem phụ lục 2). Số phiếu phát ra: 30, số phiếu thu lại: 30. Qua đó tác giả rút ra được nhận định khái quát thực trạng dạy học, sử dụng PPDH và dạy học theo chủ đề của GV qua dạy học Địa lí như sau:

Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả điều tra sử dụng những phương pháp dạy học trong giờ dạy mơn Địa Lí

Phương pháp Mức độ sử dụng

Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng

1. Quan sát 25 (83,3%) 5 (15%) 0

2. Thự nghiệm 20 (66,7%) 10 (33,3%) 0

3. Thảo luận nhóm 26 (86,7%) 4 (13,3%) 0 4. Đàm thoại (hỏi – đáp) 24 (80%) 6 (20%) 0 4. Đàm thoại (hỏi – đáp) 24 (80%) 6 (20%) 0 5. Diễn giảng - thuyết trình 27 (90%) 3 (10%) 0 6. Giải quyết vấn đề 19 (63,3%) 11 (36,7%) 0

7. Truyền đạt 17 (56,7%) 13 (43,3%) 0

8. Đóng vai 4 (13,3%) 22 ( 73,3%) 4 (13,4%) 9. Kể chuyện 16 (53,3%) 10 (33,3%) 4 (13,4%) 9. Kể chuyện 16 (53,3%) 10 (33,3%) 4 (13,4%)

10. Điều tra 7 (23,3%) 21(70%) 2 (6,7%)

Đa số GV đều sử dụng linh hoạt các PPDH và đạt hiệu quả, tuy nhiên một số GV còn ngại thay đổi và áp dụng các PPDH vì một số nguyên nhân khách qua: GV ngại soạn giảng vì cho rằng tốn nhiều thời gian, cơ sở trang thiết bị cịn hạn chế, trình độ nhận thức của HS khơng đồng đều…

Thơng qua q trình khảo sát về dạy học theo chủ đề và sự am hiểu về mục đích của việc dạy học theo chủ đề tác giả thấy: 60,00(%) GV cho rằng dạy học theo chủ đề là rất quan trọng; 26,67 (%) GV cho là quan trọng; 13,33(%) GV phân vân; khơng có ý kiến nào nói về sự khơng quan trọng của dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên một số GV vẫn còn lúng túng trong dạy học theo chủ đề cụ thể GV chưa nắm được đầy đủ nội dung, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình dạy học, chưa tìm hiểu nhiều về tài liệu tham khảo, các chủ đề có thể dạy học…vì vậy mà cịn nhiều hạn chế đây là khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề của GV.

Dạy học theo chủ đề không phải là mơ hình dạy học hoàn toàn mới, trong những năm vừa qua sở GD- ĐT Hà Nội đã tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn cho GV các cấp về thay đổi PPDH. Tuy nhiên, việc quan tâm đến mơ hình này mới chỉ dừng lại ở bước đầu tiếp cận. Song, căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nền giáo dục hiện nay, có thể khẳng định mơ hình dạy học này sẽ cịn tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm để có được những bài học kinh nghiệm xác đáng trước khi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ trương đối mới căn bản, tồn diện giáo dục hiện nay.

Nhìn lại q trình tiếp cận và triển khai, có thể liệt ra một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong lộ trình xây dựng mơ hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau: + Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh (2014). Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và tồn diện giáo sau năm 2015. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề.

+ Ở Hà Nội, các nội dung trên cũng đã được tổ chức, kèm theo đó là Kế hoạch tổ chức Hội thi dạy học theo chủ đề tích hợp bảo vệ động vật hoang dã, sử

dụng kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài dạy ở các bộ mơn năm

2014(trong đó có mơn Địa Lí) cũng là minh chứng cho thấy tình hình ứng dụng dạy học theo chủ đề hiện nay là có cơ sở và được quan tâm nhiều từ các phía ban ngành.

Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ mơn có cơ hơi tiếp cận mơ hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà khơng vấp phải sự bỡ ngỡ, khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương trình đổi mới giáo dục.

1.5. Định hướng đổi mới chương trình SGK phổ thơng sau năm 2015

Chương trình giáo dục phổ thơng được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003 đến nay (năm 2014).

Chương trình, SGK hiện hành có một bước tiến rõ rệt so với chương trình, SGK trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chương trình, SGK hiện hành vẫn còn những hạn chế và bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi mới của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới.

Một trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi mới mạnh

mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới”. Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

XI)1 cũng chỉ rõ: “Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng

giai đoạn sau năm 2015”.[7]

Ngoài việc thay đổi số lượng mơn học, Bộ GD-ĐT cịn dự kiến 8 định hướng trong việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thơng Việt Nam sau năm 2015.

Những định hướng này bao gồm đổi mới tồn bộ các thành tố của q trình giáo dục (Mục tiêu giáo dục; Nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục; PPDH ; Kiểm tra đánh giá); Chương trình đảm bảo tính hệ thống và nhất qn; Chương trình bảo đảm nền tảng cơ bản, tích hợp cao và phân hóa sâu… cho đến việc cập nhật và hội nhập với xu thế quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thơng; Chú trọng tính khả thi và điều kiện thực hiện…Theo đó một số mơn học như Lý,

Hóa, Sinh được tích hợp thành môn Khoa học; tương tự các môn Sử, Địa, Giáo dục Đạo đức và cơng dân tích hợp thành mơn Khoa học xã hội". Chương trình

sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi học kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.

Bảng 1.4: Khung chương trình sau năm 2015 (dự kiến)

Cấp học Chương trình hiện hành Chương trình sau 2015 (dự kiến)

Tiểu học 11 môn học + 3 hoạt động 3 - 6 môn học + 4 hoạt động

THCS 13 môn học và 4 hoạt động 8 môn học + 4 hoạt động

THPT 13 môn học + 5 hoạt động 3 môn học bắt buộc, 3 môn tự chọn và 4 hoạt động (Lớp 11& 12)

- Chương trình mới, SGK mới sẽ được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu... cho mỗi học sinh.

1 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

- Chương trình mới, SGK mới sẽ lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trị và giữa các thầy giáo, cơ giáo.

- Chương trình cũng tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đồng thời đảm bảo giảm tải, thiết thực, kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các nước giáo dục phát triển, đảm bảo hội nhập quốc tế.

- Chương trình mới, SGK mới phải đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục cơ bản, trang bị tri thức phổ thông nền tảng toàn diện và thực sự cần thiết. - Chương trình mới, SGK mới được biên soạn theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên; đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.

- Chương trình mới phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần phải đạt về phẩm chất và năng lực của HS cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả HS trên phạm vi toàn quốc. Theo quyết định phê duyệt, đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015 đến 2023. Cụ thể, từ năm học 2018- 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

“Một trong những hạn chế của các lần thay đổi vừa qua là cách làm theo kiểu cuốn chiếu nên thời gian thí điểm chương trình và SGK quá dài. Định hướng đổi mới lần này chủ trương thực hiện cách biên soạn đồng thời và thí điểm đồng thời 3 cấp nhắm rút ngắn thời gian thí điểm khoảng 3 - 4 năm (từ 2016 - 2019)”

1.6. Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài” thiết kế một số chủ đề dạy học địa lí lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như: Dạy học, dạy học theo chủ đề, PPDH, PPDH tích cực, năng lực... để làm sáng tỏ và minh chứng cho lí luận khoa hoạc của đề tài. Bên cạnh đó tác giả cũng đi nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh THPT, đặc biệt là HS lớp 10. Quá trình nhận thức của học sinh cùng với thực trạng dạy học và dạy học theo chủ đề ở các trường phổ thông hiện nay để đề tài kiểm chứng tính thực tiễn của đề tài ... Cùng với đó là 8 định hướng đổi mới chương trình SGK phổ thông sau năm 2015 theo hướng phát triển năng lực của học sinh của bộ GD & ĐT.

Chương 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT

2.1. Nguyên tắc thiết kế

- Phải đảm bảo các nguyên tắc dạy học: Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh; Tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn; Tính giáo dục; Tính tự lực và sự phát triển tư duy cho học sinh; Tính trực quan và tính thẩm mĩ.

- Phù hợp với nội dung chương trình mơn Địa lí.

- Xây dựng chủ đề cần đơn giản, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn và tạo được sự hứng thú cho học sinh cả về hình thức lẫn nội dung.

- Khi xây dựng chủ đề phải dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học tích cực; phù hợp với đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh. Đảm bảo phát triển được các năng lực cần thiết cho học sinh qua các hoạt động.

- Nội dung mẫu hoạt động phải thỏa mãn được các mục tiêu của bài học Địa lí

- Tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin để thiết kế hoạt động dạy học hay, hấp dẫn và sinh động.

2.2. Quy trình thiết kế

2.2.1. Định hướng chung trong việc thiết kế chủ đề

Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các chủ đề dạy học ta cần căn cứ vào một PPDH tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho HS thực hiện. Nhìn chung các PPDH tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong mỗi chủ đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung như sau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy

động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

- Hoạt động tìm tịi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/và thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.

Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, giáo viên lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp.

2.2.2. Quy trình thiết kế chủ đề

Bước 1: Xác định vấn đề học tập theo chủ đề (Xác định tên chủ đề)

- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, giáo viên xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chủ đề dạy học trong mơn học.

- Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên mơn.

- Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau: + Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

+ Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.

Bước 2: Xác định nội dung chủ đề

- Lựa chọn nội dung từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng nội dung chủ đề dạy học.

- Lựa chọn nội dung từ các nguồn học liệu khác nhau, so sánh đối chiếu với chương trình giáo dục phổ thơng và sách giáo khoa để xây dựng nội dung chủ đề.

- Cập nhật thông tin để xây dựng nội dung chủ đề sao cho đảm bảo tính hiện đại.

- Nội dung chủ đề phù hợp với trình độ học sinh, địa phương và liên hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)