Phương pháp giảng dạy các chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 50 - 54)

7. Cấu trúc đề tài

2.3. Phương pháp giảng dạy các chủ đề

Mỗi chủ đề dạy học được sử dụng kết hợp nhiều PP dạy học như:

Phần Địa lí tự nhiên tương đối trừu tượng, để học tốt phần này đòi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén và sử dụng kiến thức của nhiều bộ môn để giải quyết. Đặc biệt một kĩ năng không thể thiếu là phát

hiện các mối liên hệ nhân quả. Việc phát hiện các mối liên hệ nhân quả trong phần Địa lí tự nhiên đại cương sẽ giúp các em thích thú hơn với phần học này, đặc biệt là giúp chúng ta giải thích và dự báo được các hiện tượng tự nhiên đang diễn ra xung quanh. Với phần này tác giả xin đưa ra một vài PPDH thích hợp như:

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: giúp người học sử dụng những tri

thức đã có trong việc tiếp thu những tri thức mới tạo nên mối liên hệ để có thể giải thích được sự sai khác giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy, phương pháp này được tác giả sử dụng ở hầu hết các chủ đề dạ học như: vũ trụ và các chuyển động của Trái Đất, thành phần cấu trúc của Trái Đất, dân số, địa lí nơng nghiệp, địa lí cơng nghiệp…

- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ: giúp học sinh có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với đặc những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp từ ngoài thực địa. Tác giả đã sử dụng phương pháp này vào dạy học chủ đề dân số (phần sự phân bố dân cư), chủ đề địa lí nơng nghiệp, địa lí cơng nghiệp ( sư phân bố các ngành nông nghiệp, công nghiệp…). Để HS đối chiếu so sánh chúng với nhau sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, nhất là các mối nhân quả giữa chúng.

- Phương pháp đàm thoại : có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng

tạo trong học, bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho khơng khí lớp sơi nổi. Mặt khác phương pháp đàm thoại còn giúp GV thường xuyên thu được tín hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn. Phương pháp đàm thoại tác giả sử dụng ở tất cả các chủ đề với mục đích trao thơng tin giữa GV và HS.

- Phương pháp thảo luận: giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng (các vấn đề) một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được óc tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách, tài liệu tham khảo, làm thí nghiệm…).Ví dụ chủ đề 2 ở phần gia tăng dân số tác giả cho HS thảo luận nhóm, qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân nhờ cách lập luận logic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp.

- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: cho phép cá nhân đưa ra ý

kiến riêng của mình. Giúp phát triển các phẩm chất lãnh đạo. Cho phép các cá nhân tham gia một cách tích cực. Gợi nên sự hứng thú trong học tập.

- Phương pháp khảo sát, điều tra: giúp cho học sinh cách quan sát, tìm tịi thu thập, phân tích, so sánh các đối tượng địa lí trong mơi trường thực tế,từ đó tìm ra cái mới cho mình; tập dượt cho học sinh cách làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được tác giả đưa vào chủ đề dân số và địa lí nơng nghiệp… tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế dân số thế giới, địa phương,tình hình phát triển nơng nghiêp (khó khăn, thuận lợi), phát triển thói quen, thưởng thức sự hài hịa, tinh tế của tự nhiên. Vì vậy, đây là phương pháp tốt nhất trong việc giáo dục môi trường cho học sinh, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, quan tâm đến môi trường xung quanh và muốn làm một việc gì đó để bảo vệ cải thiện mơi trường địa phương.

- Phương pháp báo cáo: Nói giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước

người khác. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tài liệu tham khảo, số liệu điều tra, khảo sát trên thực địa… Đối đáp và thảo luận, tranh luận với người khác một cách logic. Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp.

- Phương pháp tranh luận (debate) Trình bày suy nghĩ một cách logic. Khả

lại một cách ngắn gọn. Chấp nhận quan điểm của người khác nếu quan điểm đó hợp lí.

- Phương pháp hoạt động trao đổi (buzz activity): Hoạt động trao đổi thực

chất là hoạt động thảo luận theo nhóm của học sinh. Nó giúp cho học sinh: Kiểm tra có phê phán cá thông tin được cung cấp trong thời gian ngắn. Chia sẻ thơng tin với các thành viên khác của nhóm. Đảm nhận vai trị lãnh đạo của nhóm để trình bày vấn đề một cách chính xác.

- Phương pháp động não (brain storming): Giúp khắc phục sự xấu hổ khi trình bày ý kiến. Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định. Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà không quan tâm tới hạn chế của cá nhân.

- Phương pháp đóng vai (role playing): Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ,

hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt, người học diễn tả thái độ của người khác ở những tình huống theo kịch bản cho trước. Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn luyện thái độ giao tiếp. Qua vai diễn, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương thức ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác. Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

- Phương pháp học tập tình huống (case study): Phương pháp tình huống cung cấp môi trường mô phỏng thực tế giúp học sinh khơng phải tiếp nhận những lí thuyết trừu tượng mà đi thẳng vào giải quyết vấn đề thực tế. Xây dựng kĩ năng xử lí thơng tin gồm: việc thu nhập và phân tích thơng tin, xác định những thông tin cơ bản, loại bỏ những thông tin không cần thiết. Phát triển kĩ năng phân tích, áp dụng các cơng cụ phân tính thích hợp để xác định vấn đề. Chúng ta có thể sử dụng PP này vào các chủ đề như: dân số, môi trường và phát triển bền vững hoặc địa lí các ngành kinh tế… Nhằm tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề. Phát triển kĩ năng đánh giá, kĩ năng dự đoán.

Phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, trình bày. Trong đề tài “ Thiết kế một số chủ đề dạy học địa lí lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” tác giả xây dựng 3 chủ đề dạy học, để giảng dạy các chủ đề này tác giả có sử dụng các PPDH như sau:

Bảng 2.2: Phương pháp giảng dạy các chủ đề dạy học

Chủ đề Chủ đề 1: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Chủ đề 2: ĐỊA LÍ DÂN Chủ đề 3: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ NƠNG NGHIỆP PPDH - PP giải quyết vấn đề - PP đàm thoại - PP thảo luận - PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

- PP hoạt động trao đổi…

- PP giải quyết vấn đề - PP khảo sát điều tra - PP đàm thoại

- PP hoạt động trao đổi - PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - PP học tập tình huống… - PP giải quyết vấn đề - PP bản đồ - PP đóng vai - PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - PP hoạt động trao đổi - PP động não… Để tổ chức được quá trình DH và thay cho việc DH đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay, cần phải căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề DH phù hợp với việc sử dụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Tiến trình DH được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)