Thiết kế chủ đề dạy học địa lí 10 THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 54 - 92)

7. Cấu trúc đề tài

2.4. Thiết kế chủ đề dạy học địa lí 10 THPT

Căn cứ vào chương trình SGK Địa Lí lớp 10 tác giả đưa ra một số chủ đề như: - Vũ trụ, hệ quả các chuyển động

của Trái Đất

- Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vở địa lí

- Một số quy luật của lớp vỏ địa lí

- Địa lí dân cư - Địa lí nơng nghiệp - Địa lí cơng nghiệp - Địa lí dịch vụ

Chủ đề 1 (03 tiết)

Chủ đề: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I. Nội dung của chủ đề

1. Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái Đất trong hệ Mặt trời. 2. Hệ quả của các chuyển động chính của Trái Đất.

II. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực 1. Kiến thức

- Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất :

+ Chuyển động tự quay : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể.

+ Chuyển động quanh Mặt Trời : chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa theo vĩ độ.

2. Kỹ năng

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mơ hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

3. Thái độ

Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên, các quy luật tự nhiên và những ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực giao tiếp

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ + Năng lực tính tốn

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực học tập tại thực địa + Năng lực sử dụng bản đồ

+ Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mơ hình…

III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: …

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, Cả lớp, Nhóm.

- Phương tiện thiết bị dạy học: Hình ảnh, máy chiếu, quả địa cầu…

IV. Mô tả các mức độ nhận thức và biên soạn câu hỏi/ bài tập

1. Mô tả các mức độ nhận thức:

Bảng 2.3 : Mô tả về 4 mức độ yêu cầu

cần đạt của một số loại câu hỏi, bài tập thông thường chủ đề 1

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUY ỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT - Biết được vài nét khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trình bày được các chuyển động cơ bản của Trái Đất.

- Giải thích được các hệ quả chủ yếu của vận động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:

+ Vận động tự quay: sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể theo chiều kinh tuyến.

+ Chuyển động quanh Mặt Trời : chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa, theo vĩ độ.

- Liên hệ thực tế sự thay đổi mùa trong 1 năm ở địa phương. - Tính giờ các địa điểm trên Trái Đất. - Giải thích được các hiện tượng địa lí thơng qua các hình ảnh, sơ đồ... - Ứng dụng vào trong SX NN: tính mùa vụ trong nơng nghiệp. - Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên thường gặp trong cuộc sống (ngày ngắn đêm dài, mùa..)

2. Biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá

2.1 Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà là

A. Hành tinh C. Hệ mặt trời B. Vũ trụ D. Thiên thể

Câu 2. Thời điểm trong năm ở mọi nơi trên bán cầu Bắc có thời gian ban

ngày dài bằng thời gian ban đêm (bằng 12 giờ) là

A. ngày 21/3 và 23/9. C. ngày 22/12. B. ngày 22/6. D. tất cả các ngày trong năm.

Hướng dẫn trả lời: A

2.2 Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Hãy phân biệt: giờ địa phương, giờ múi và đường chuyển ngày quốc tế.

Hướng dẫn trả lời

- Giờ địa phương: Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương.

- Giờ múi: người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

- Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 2. Trên Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày, đêm là do:

A. Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục.

B. Trái Đất tự quay quanh trục và trên bề mặt Trái Đất có nhiều múi giờ. C. Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất mỗi nơi một khác. D. Các nơi trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời ở những độ cao khác nhau.

Hướng dẫn trả lời: A

2.3 Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất có ngày, đêm khơng? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống khơng? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục, mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Tuy nhiên, khi đó độ dài 1 ngày- đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm (6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm). Với thời gian ngày-đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, cịn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì khơng được Mặt Trời chiếu sáng. Như vậy trên Trái Đất sẽ có thể khơng có sự sống.

Hướng dẫn trả lời (...) Câu 2. Dựa vào hình vẽ sau:

Hình 1.3: Sự luân phiên ngày đêm theo mùa

Trình bày và giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

2.4 Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Tính thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại: 200B và15030’N

Câu 2. Giải thích câu tục ngữ Việt Nam:

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”

V. Thiết kế tiến trình dạy học

Hộp kiến thức hoạt động 1

I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. 1. Vũ Trụ.

- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.

- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là dải ngân hà

- Dải Ngân hà: Là Thiên hà có chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó ( trong đó có Trái đất)

2. Hệ Mặt Trời.

- Khái niêm: Hệ mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. - Hệ Mặt Trời gồm có:

+ Mặt Trời ở trung tâm

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.

+ Các đám bụi khí

- Có 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Thủy Tinh- Kim Tinh- trái đất- Hỏa Tinh- Mộc Tinh- Thổ Tinh- Thiên Vương Tinh- Hải Vương Tinh.

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

- Vị trí thứ 3 từ Hệ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,5 triệu km.

- Là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.

- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 1. Sự luân phiên ngày và đêm.

- Nguyên Nhân: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục .

- Biểu hiện: Trái đất luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa (ngày), một nửa không được chiếu sáng (đêm), nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

- Nguyên nhân: Do Trái đất có hình khối cầu và chuyển động từ Tây sang đông nên ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau.

- Biểu hiện:

+ Giờ địa phương ( Giờ MT): các kinh tuyến khác nhau có giwof khác nhau.

+ Giờ múi: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

+ Giờ quốc tế:giờ ở múi giờ số O được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. + Giờ ở múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở múi giờ bên trái số 0.

+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế. 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

- Ngun nhân: Do trái đất có hình khối cầu nên mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ( trừ 2 cực ) sẽ có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ T sang Đ. Do vậy mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất đều bị lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Coriolit.

+ Hoạt động 2:

Hộp kiến thức hoạt động 2

I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

- Nguyên Nhân:

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động xung quanh mặt trời.

- Biểu hiện:

- Chuyển động giả của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến trong năm.

- Từ 23027’B đến 23027’N trong năm lần lượt được tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tạo ra ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: 0 lần ở ngoại chí tuyến, 1 lần ở 2 chí tuyến và 2 lần ở nội chí tuyến.

II. Các mùa trong năm.

- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỷ đạo. - Biểu hiện: - Mùa ở bán cầu Bắc: + Mùa xuân: 21/3 đến 22/6 + Mùa hạ: 22/6 đến 23/9 + Mùa thu: 23/9 dến 22/12 + Mùa đông: 22/12 đến 21/3 - Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

- Với các nước dùng âm dương lịch ngày khởi đầu các mùa trong năm thường sớm hơn khoảng 45 ngày:

+ Mùa Xuân: Từ 4 hoắc mùng 5 tháng 2 đến 5 hoặc 6 tháng 5

+ Mùa Hạ: Từ 5 hoặc mùng 6 tháng 5 đến mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 8.

+ Mùa Thu: Từ mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 8 đến mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 11. + Mùa Đông: Từ 7 hoặc mùng 8 tháng 11 đến 4 hoặc mùng 5 tháng 2.

Chủ đề 2

ĐỊA LÍ DÂN CƯ ( 3 tiết) I. Nội dung của chủ đề

1. Dân số và sự gia tăng dân số 2. Cơ cấu dân số

3. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đơ thị hóa

II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực: 1. Kiến thức

- Biết được quy mơ dân số, tình hình biến động dân số thế giới và giải thích được nguyên nhân.

- Phân tích được hậu quả của gia tăng dân số khơng hợp lí.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt; phân tích số liệu thống kê...

- Kĩ năng thu thập, xử lí và thơng báo thơng tin địa lí.

- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh

- Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế

3. Thái độ

- Tình u thiên nhiên, q hương, đất nước thơng qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.

- Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí. Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; có

ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng. Tích cực học tập, hăng hái xây dựng bài

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh địa lí, sử dụng số liệu thống kê…

III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, khảo sát điều tra, hoạt động trao đổi, học tập tình huống…

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp

- Phương tiện thiết bị dạy học: Máy vi tính và máy chiếu, bản đồ, tranh ảnh,… IV. Mô tả các mức độ nhận thức và biên soạn câu hỏi /bài tập

1. Mô tả 4 mức độ nhận thức

Bảng 2.4 : Mô tả về 4 mức độ yêu cầu

cần đạt của một số loại câu hỏi, bài tập thông thường chủ đề 2

Nội

Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Địa lí dân cư - Trình bày được đặc điểm, tình hình dân số (DS) thế giới. - Phân biệt được các loại cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số theo tuổi và giới; - Biết được các thành phần tạo nên sự gia tăng dân (GTDS)số là gia tăng tự nhiên( GTTN) (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học

- Giải thích được xu hướng biến đổi quy mơ dân số thế giới và hậu quả của nó.

- Dựa vào bảng trang 82.SGK: nhận xét tình hình DS thế giới, xu hướng phát triển DS thế giới trong tương lai.

- Dựa vào hình 22.1: Nhận xét tình hình tỷ st sinh thơ của Thế giới và ở các nhóm nước thời kỳ 1950-2005.

- Dựa vào sơ đồ trang 85: Phân tích hậu quả của sự GTDS quá nhanh và sự phát triển DS không hợp lý của nhóm nước đang phát triển. - Bài tập 1

Nội

Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hóa. - Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. (nhập cư, xuất cư). - Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội. - Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số chủ đề dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh​ (Trang 54 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)