Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm Giới tính Nam 164 48,2 Nữ 176 51,8 Tuổi 26 đến 35 tuổi 44 12,9 Từ trên 35 đến 45 tuổi 128 37,6 Từ trên 45 đến 58 tuổi 168 49,4 Thâm niên công tác 1 đến 5 năm 16 4,7 Từ trên 5 đến 10 năm 94 27,6 Từ trên 10 đến 15 năm 108 31,8 Từ trên 15 đến 20 năm 94 27,6 Trên 20 năm 28 8,3 Tổng 340 100,0
b. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 05 trường đại học và học viện công lập ngành kinh tế ở Hà Nội gồm:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Trường Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - Học viện Chính sách và Phát triển
Các trường đại học được lựa chọn trong luận án chủ yếu là các trường đại học lớn ở Hà Nội là các trường đại học trọng điểm đào tạo ngành kinh tế, chỉ có Học viện Chính sách và Phát triển là trường đại học tương đối non trẻ trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các trường đại học trên hàng năm quy mô đào tạo ngành kinh tế rất lớn, đóng góp nhân lực ngành kinh tế chủ yếu cho khu vực miền bắc những năm qua. Đây là những trường có bề dày thành tích về đào tạo, xác định chuẩn đầu ra, có nhiều giáo trình, sách chun khảo, sách tham khảo phục vụ cho quá trình đào tạo ngành kinh tế và cũng có bề dày trong cơng tác nghiên cứu khoa học.
Trong những năm gần đây mặc dù là các trường đại học này không ngừng cố gắng trong việc phát triển ĐNGV ngành kinh tế nhưng do đây là những trường đại học công lập nên bị hạn chế trong công tác trả lương, thưởng theo trình độ thực tế nên đã có tình trạng chảy máu chất xám tức là đã có một số giảng viên ngành kinh tế giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy, có nhiều cơng trình đăng các tạp chí quốc tế chuyển sang một số cơ sở đào tạo khác nhất là các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngồi và đại học tư thục. Đây cũng là thực trạng rất cần được quan tâm đánh giá tổng thể dưới góc độ nghiên cứu.
3.1.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: thiết kế bộ công cụ khảo sát thực tiễn (bao gồm bảng hỏi, phiếu phóng vấn sâu, bản hưởng dẫn thảo luận nhóm) và xử lý số liệu. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp, khách thể, thời gian và nội dung nghiên cứu khác nhau.
* Giai đoạn 1 - Thiết kế bộ công cụ
- Mục đích nghiên cứu
Hình thành nội dung sơ bộ cho bộ công cụ. - Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Thời gian nghiên cứu
Việc khai thác thông tin làm cơ sở để xây dựng bộ công cụ được chúng tôi sử dụng từ 3 nguồn tư liệu. Thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về phát triển ĐNGV. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến các chuyên gia. Nguồn thứ ba là một khảo sát thăm dị với chính đối tượng là giảng viên, sinh viên các trường đại học ngành kinh tế.
Cách thức tiến hành thiết kế bảng hỏi được tiến hành như sau:Trước tiên, qua phương pháp chuyên gia, chúng tôi thu thập ý kiến của 10 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và những lĩnh vực có liên quan đến phát triển ĐNGV. Đối chiếu với nội dung nghiên cứu lý luận, chúng tôi xác định những vấn đề cần khảo sát trong thực tiễn. Tiếp theo là tiến hành khảo sát thăm dị về một số vấn đề có liên quan đến phát triển ĐNGV trên sinh viên các trường đại học ngành kinh tế.
Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, chúng tôi xây dựng hai bảng hỏi (một dành cho giảng viên, một dành cho sinh viên), một phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý phòng tổ chức cán bộ của trường, một phiếu phỏng vấn sâu và một bản hướng dẫn thảo luận nhóm.
Bảng hỏi và Phiếu trưng cầu ý kiến nhằm thu thập thông tin liên quan đến cá nội dung. Cụ thể,
- Đánh giá đội ngũ giảng viên ngành kinh tế:
Số lượng ĐNGV (Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý phòng tổ chức cán bộ của trường - Phụ lục 1).
Chất lượng ĐNGV: Trình độ ĐNGV: trình độ chun mơn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độ cơng nghệ thơng tin, trình độ tiếng anh (Bảng hỏi 1– Xem Phụ lục 1; Phẩm chất ĐNGV (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – XemPhụ lục 2) ; Năng lực ĐNGV: năng lực chuyên môn, năng lực chuyên ngành, năng lực phát triển và thực hiện chuyên ngành đào tạo, năng lực phát triển nghề nghiệp (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Xem Phụ lục 2); Đánh giá chất lượng giảng dạy của GV (Bảng hỏi 3 dành cho sinh viên – Phụ lục 3).
Cơ cấu ĐNGV: cơ cấu về lứa tuổi, cơ cấu về giới tính, cơ cấu về ngành nghề chuyên môn (Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý phòng tổ chức cán bộ của trường - Xem Phụ lục 1).
- Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Đánh giá công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV ngành kinh tế (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Xem Phụ lục 2).
Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của các trường đại học ngành kinh tế (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Xem Phụ lục 2).
Đánh giá mức độ thực hiện việc đánh giá ĐNGV của các trường đại học ngành kinh tế (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Xem Phụ lục 2).
Đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển ĐNGV của nhà trường (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Xem Phụ lục 2.).
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến việc phát triển ĐNGV ngành kinh tế (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Phụ lục 2).
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến việc phát triển ĐNGV ngành kinh tế (Bảng hỏi 2 dành cho CBQL và GV – Phụ lục 2).
- Trưng cầu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, GV về sự cần thiết, tính khả thi của những giải pháp phát triển ĐNGV ngành kinh tế hiện nay để đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ GV(Xem Phụ lục 5).
Phiếu phỏng vấn sâu và Bản hướng dẫn thảo luận nhóm nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân trên diện rộng.
*Giai đoạn 2 - Khảo sát thực tiễn
- Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch quy hoạch; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành kinh tế.
- Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm.
Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Với những mệnh đề khách thể khơng hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ.
- Thời gian khảo sát
Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017. - Nội dung khảo sát
Theo như bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu và bản hướng dẫn thảo luận nhóm chính thức đã được hồn thiện.
* Giai đoạn 3 - Xử lý số liệu định lượng và định tính
- Xử lý số liệu định lượng thu được từ các bảng hỏi dành cho GV và sinh viên theo 2 dạng: các file kết quả tổng thể và các file kết quả theo các biến độc lập.
- Xử lý thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ các bảng hỏi được khảo sát trên diện rộng.
Thời gian xử lý: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017.
3.1.1.3. Thang đo và mức độ thang đo
Đánh giá việc lập quy hoạch (trình độ, phẩm chất, năng lực ĐNGV); việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch (đào tạo và bồi dưỡng; đánh giá ĐNGV); việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và việc đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động trên đều bao gồm những mệnh đề có tính nhận định và đều có các mức điểm số như nhau. Khách thể phải đánh giá các nhận định đó trong trường hợp cụ thể của mình và các lựa chọn sẽ được tính điểm. Cụ thể, mỗi mệnh đề có 5 phương án trả lời ứng với 5 mức điểm như sau: