TT Tiêu chí đánh giá Cách cho
điểm
Điểm chuẩn ĐTB
1 Tốt Rất hợp lý Rất cần thiết 5 4,21-5,00
2 Khá Hợp lý Cần thiết 4 3,41-4,20
3 Trung bình Bình thường Bình thường 3 2,61-3,40
4 Yếu Hợp lý một phần Ít cần thiết 2 1,81-2,60
Trong nghiên cứu này, để xử lý số liệu khảo sát định lượng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học. Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong mơi trường Window phiên bản 21.0. Các thơng số và phép tốn thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mơ tả. Phần phân tích thống kê mơ tả sử dụng các chỉ số sau:
- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề và của từng yếu tố và thứ bậc.
- Chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi trong bảng hỏi.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi thực hiện phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
3.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
* Mục đích:
Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
* Cách tiến hành:
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn được công bố trên các ấn phẩm trong và ngồi nước có liên quan đến ĐNGV, phát triển ĐNGV, phát triển ĐNGV ngành kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành kinh tế từ đó xây dựng khái niệm cơng cụ của đề tài.
3.1.2.2. Phương pháp chuyên gia * Mục đích:
Trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và những lĩnh vực liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học về những nội dung cần được xem xét làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu và xây dựng Bộ công cụ dùng trong khảo sát thực tiễn.
* Cách thức tiến hành:
Trưng cầu ý kiến (bằng bảng hỏi) của các chuyên gia là những nhà nghiên cứu lý luận, thực tiễn, những nhà quản lý, những nhà giáo dục… có trình độ chun sâu trong lĩnh vực quản lý, giáo dục và đào tạo đại học về những vấn đề liên quan
đến đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học, về nội dung trong phiếu khảo sát liên quan đến thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học.
3.1.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích:
Lấy ý kiến rộng rãi của nhiều khách thể về thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học .
* Cách thức tiến hành:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành qua 4 bước: 1) Thiết kế bảng hỏi với mục đích hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi; 2) Khảo sát thử nhằm tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi chưa đạt yêu cầu; 3) Điều tra chính thức để khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học.
* Đối tượng khảo sát:
Cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường đại học ngành kinh tế. Số lượng khách thể điều tra bằng bảng hỏi 34 0 người.
* Nội dung bảng hỏi:
Bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này được trình bày cụ thể ở phần trên.
3.1.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu * Mục đích:
Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
* Nội dung phỏng vấn
Mặc dầu không đưa ra những câu hỏi cụ thể, nhưng nội dung phỏng vấn ở đây được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Trình tự nội dung cần phỏng vấn khơng cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn có thể linh hoạt, mềm dẻo tùy theo mạch câu chuyện của từng khách thể. Tùy vào đối tượng và khách thể của cuộc phỏng vấn sâu mà nội dung của mỗi cuộc có thể thay đổi. Nội dung phỏng vấn sâu được trình bày cụ thể ở phụ lục 5.
3.1.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung * Mục đích:
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu để tập hợp các đánh giá, trao đổi trong các nhóm khách thể khác nhau về những vấn đề liên quan đến giảng viên, đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên nhằm có được những nhận xét, kết luận chính xác và đầy đủ về vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu và khả thi để phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học.
* Cách thức tiến hành:
Được tiến hành chủ yếu theo kiểu trao đổi, thảo luận, thống nhất, kết luận.
Số lượng khách thể tham gia thảo luận nhóm: 24 người tham gia 03 nhóm, mỗi nhóm 8 người.
3.1.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Trong đề tài này, để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong mơi trường Window phiên bản 21.0. Các thơng số và phép tốn thống kê được sử dụng là phân tích thống kê mơ tả. Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này gồm tần suất và tỷ lệ phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi.
3.1.2.7. Phương pháp thử nghiệm * Mục đích của thử nghiệm:
Kiểm tra độ tin cậy và tính khả thi của 01 giải pháp được đề xuất.
* Cách tiến hành:
Tiến hành đánh giá trước thử nghiệm
Sử dụng giải pháp đề xuất trong phát triển ĐNGV trường đại học ngành kinh tế ở Hà Nội
Đánh giá sau thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả của giải pháp đề xuất
3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trƣờng đại học ở Hà Nội
3.2.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
a.Cơ cấu về lứa tuổi
“già hố” trong ĐNGV, khơng để hụt hẫng lớp giảng viên trẻ, giảng viên kế cận, cần tạo khoảng thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.
Qua thực trạng nghiên cứu bảng 3.1. chúng tôi thấy tỉ lệ giảng viên có kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao chiếm đến 87,1%, giáo viên trẻ chỉ chiếm 12,9%. Kết quả trên về trước mắt các trường thuận lợi cho thực hiện các nội dung đào tạo, đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, với giảng viên tuổi đời cao nhiều sẽ dẫn đến hàng năm giảng viên đến tuổi về hưu nhiều, nếu các trường khơng có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng phù hợp thì dẫn đến thiếu giảng viên trầm trọng trong tương lai cả về số lượng và giảm sút về chất lượng ĐNGV.
b.Cơ cấu về giới tính
Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong bộ môn, khoa và các chuyên ngành đào tạo của nhà trường phù hợp với đặc thù các bộ môn, của khoa, và của nhà trường. Kết quả khảo sát Bảng 3.1.cho thấy tỉ lệ nam và nữ không khác biệt nhiều; Nam chiếm 48,2% và nữ là: 51,8. Với kết quả này là khá cân đối. Hơn nữa với nghề dạy học nam và nữ ảnh hưởng không nhiều đến việc thực hiện các nội dung dạy học. Cơ cấu này đã cho thấy sự khác biệt giữa giảng viên các trường đại học ngành kinh tế với các trường đại học khác khi tỉ lệ giảng viên nam cao hơn trung bình chung. Sự cân đối có thuận lợi riềng trong q trình thực hiện nhiệm vụ
c.Cơ cấu ngành nghề chuyên môn
Phát triển ĐNGV cần đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các bộ mơn với chương trình đào tạo của ngành kinh tế, với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng bộ môn. Qua khảo sát tỉ lệ này khá phù hợp. Nguồn tuyển dụng chủ yếu ở tại trường vốn là các cựu sinh viên nhà trường nên đảm bảo về chuyên môn. Về cơ cấu ngành nghề, đào tạo luôn đảm bảo phù hợp. Khơng cịn tình trạng dạy nhiều và không đúng chuyên môn được đào tạo. Nếu tỷ lệ này phù hợp với định mức quy định thì có được cơ cấu chun mơn hợp lý, nếu thiếu hoặc thừa thì phải có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.2. Cơ cấu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên trong đó có ĐNGV ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội được đánh giá bằng học vị (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân) và trình độ nghiệp vụ sư phạm đại học, thực trạng này được thể hiện ở bảng sau: