Đánh giá năng lực dạy họccủa độingũ giảng viênngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở hà nội (Trang 78 - 83)

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%)

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1. Chuẩn bị giáo án lên lớp 0,0 0,0 37,1 52,4 10,6

2. Sử dụng phương pháp, các phương

tiện phục vụ cho hoạt động dạy học 0,0 0,0 47,1 35,3 17,6

3. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm

trong dạy học 0,0 0,0 28,8 51,2 20,0

4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

sinh viên 0,0 0,0 38,2 34,1 27,6

5. Tổ chức, điều khiển lớp học, xây dựng

Biểu đồ 3.1. Năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế

Qua kết quả bảng và biều đồ cho thấy. Các nội dung khảo sát đều đạt mức khá, với ĐTBC= 3,82.Nếu so với ĐTB về phẩm chất thì ĐTB về năng lực dạy học của giảng viên cũng được đánh giá thấp hơn (3,82 so với 4,19).

Kết quả ở bảng trên cho thấy, năng lực dạy học của ĐNGV ngành kinh tế ở mức khá, trong đó năng lực “Sử dụng ngơn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học” xếp thứ bậc cao nhất về mức độ thực hiện tốt với ĐTB = 3,89 .Có 20% ý kiến cho rằng đánh giá ở các trường đại học ngành kinh tế thực hiện tốt, đa số ý kiến cho rằng thực hiện ở mức khá (51,2%) và có đến 28,8% ý kiến cho rằng ở mức trung bình. Sở dĩ năng lực này được thực hiện tốt nhất cũng là phù hợp với kết quả ở trên khi hầu như tất cả các GV các trường đại học ngành kinh tế đều được học lớp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học, cao đẳng. Họ được học nhiều học phần trong đó có học phần “Giao tiếp sư phạm”. Hơn nữa, hàng năm ở các trường đại học ngành kinh tế đều tổ chức các lớp liên quan đến phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực trong đó có nội dung sử dụng ngơn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học. Nhờ đó các GV quen với việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học. Phỏng vấn sâu Cô L.V.A ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Cô cho rằng: “Bản thân tôi là một giảng viên

ngành kế tốn, tơi ln ln sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với chuyên ngành, biết cách giao tiếp, tương tác với sinh viên để các em tích cực học tập và u thích mơn học của tơi. Tơi đã được học lớp nghiệp vụ sư phạm đại học do trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức nên cũng hiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp

3,6 3,65 3,7 3,75 3,8 3,85 3,9 3,95 1. Chuẩn bị giáo án lên lớp 2. Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học 3. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên

5. Tổ chức, điều khiển lớp học, xây dựng mơi trường học tập thân thiện, tích cực ĐTB ĐTB

gia khóa tập huấn về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên cũng giúp tôi trau dồi về việc sử dụng ngôn ngữ sư phạm và cách thức giao tiếp với sinh viên. Coi sinh viên là trung tâm của quá trình học tập”.

Năng lực “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên” là năng lực được GV các trường đại học ngành kinh tế thực hiện tốt thứ 2 với ĐTB là 3,89.Có 27,6% ý kiến cho rằng ĐNGV thực hiện tốt, 34,1% cho rằng thực hiện ở mức khá và 38,2% cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình. Qua quan sát của chúng tơi, các trường đại học ngành kinh tế rất chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho sinh viên do đó các GV ngành kinh tế đã biết cách sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhưng phổ biến là hình thức thi: tự luận, trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, tiểu luận, vấn đáp... qua đó giúp họ có thể thu được kết quả học tập của sinh viên một cách khách quan nhất có thể, giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao, công bằng. Nhưng vẫn có những trường hợp sinh viên còn thắc mắc, chưa phục cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của GV nên vẫn có những em gửi đơn phúc tra bài thi.

Kết quả bảng trên cho thấy cóđiểm cần chú ý sau: Hai năng lực khá quan trọng trong năng lực dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học là năng lực: “Chuẩn bị giáo án lên lớp “ và “Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học” xếp ở hai vị trí cuối cùng. Bằng kinh nghiệm quản lí và trực tiếp dạy học của bản thân và qua khảo sát các giáo viên/ chuyên gia có kinh nghiệm đều cho rằng để có một buổi giảng tốt thì việc chuẩn bị giáo án lên lớp là rất quan trọng. Từ các tài tiệu, giáo trình sao chế biến thành một bài giảng phù hợp cho các đối tượng, từ đó thục luyện cho nhuyễn để có thể trình bày một cách logic và khoa học trên lớp; từ các nội dung đã có lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện nào cho phù hợp- giai đoạn chuản bị làm hết. Đặc biệt là giáo viên mới, nội dung này càng quan trọng hơn. Do đó bản thân GV và CBQL cần xác định lại, cần có sự điều chỉnh phù hợp, tránh chủ quan sẽ dẫn đến chất lượng nội dung buổi giảng không tốt.

Năng lực “Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học” là nội dung có mức độ thực hiện thấp nhất với ĐTB = 3,71, tuy vẫn ở mức khá.Có 17,6% ý kiến đánh giá GV thực hiện tốt, 35.3% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức khá và có đến 47,1% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức trung bình. Như chúng ta đã biết, để thành công trong hoạt động giảng dạy thì GV nói chung, GV

ngành kinh tế nói riêng cần phải có năng lực sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân, như khẳng định của đa só các CBQL các trường đều thành thực cho biết: “ Hầu như các GV ngành kinh tế không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm. Họ chỉ được học qua các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đại học, cao đẳng. Thời gian học thì ngắn và hầu như hoạt động thực hành ít dẫn đến họ gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, cịn phương tiện dạy học phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động dạy học ở các trường đại học ngành kinh tế” nên có trường thì cơ sở vật chất, hạ tầng công

nghệ thơng tin hiện đại thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV và ngược lại nên nội dung này ở mức độ thấp cũng có thể lý giải được. Như vậy, qua phân tích cũng đã xác định được nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề đối với đội ngũ CBQL các nhà trường, cần phải xây dựng được các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực này.

3.2.4.3. Năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của đội ngũ giảng viênngành kinh tế

Kết quả thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành kinh tế thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8: Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện

chương trình đào tạo của giảng viên ngành kinh tế

Nội dung đánh giá ĐTB TB

Mức độ đánh giá (%)

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1. Hiểu biết về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo

3,79 3 0,0 0,0 39,4 42,4 18,2

2. Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường

3,89 1 0,0 0,0 34,1 42,4 23,5

3. Thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá chương trình đào tạo

3,79 3 0,0 0,0 36,5 48,2 15,3

4. Thực hiện và hướng dẫn triển khai chương trình đào tạo theo đúng quy định của nhà trường

Kết quả hiển thị ở bảng trên cho thấy, nhìn chung năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành kinh tế ở mức khá, ĐTBC = 3.81. Hai năng lực được thực hiện tốt nhất đó là:“Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường” được thực hiện tốt nhất với ĐTB = 3,89.Có 23,5% ý kiến cho rằng nội dung này GV thực hiện tốt, 42,4% ý kiến cho rằng nội dung này GV thực hiện khá, 34,1% ý kiến cho rằng nội dung này được GV thực hiện ở mức trung bình. Thực chất của việc Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường là xây dựng, điều chỉnh, cập nhật chương trình, nội dung học phần mà bản thân GV ngành kinh tế thực hiện. Kết quả tìm hiểu về nội dung này, một CBQL ở một trường đại học kinh tế chúng tôi nghiên cứu cho rằng: “Đây là nhiệm vụ hàng

năm các GV phải thực hiện dưới sự phân công và giám sát của trưởng bộ mơn. Nhờ có nội dung này các học phần do các GV phụ trách sẽ được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đào tạo. Đặc biệt là đối với các trường đại học ngành kinh tế khi chuyển đổi cách thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ thì việc thực hiện tốt nội dung này sẽ giúp cho SV có thể thích nghi tốt hơn với việc học tập theo tín chỉ. Trong đó ở từng mơn học được chú trọng về thời gian tự học giúp cho sv các trường đại học ngành kinh tế có thể phát huy được bản thân”.

Năng lực “Thực hiện và hướng dẫn triển khai chương trình đào tạo theo đúng quy định của nhà trường” xếp thứ bậc 2 về mức độ thực hiện tốt với ĐTB = 3,80.Có 19,4% ý kiến cho rằng GV thực hiện tốt, 41,2% ý kiến cho rằng GV thực hiện ở mức khá, 39,4% ý kiến cho rằng GV thực hiện ở mức độ trung bình và khơng có ai đánh giá rằng GV thực hiện nội dung này ở mức yếu, kém.

Các năng lực xếp thứ bậc cuối cùng là 2 năng lực “Hiểu biết về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo” và “Thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá chương trình đào tạo” đều có ĐTB = 3,79. Đây là 2 nội dung rất quan trọng trong năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành kinh tế nhưng với ĐTB như vậy là cũng cao mặc dù thứ bậc thấp. Điều đó chứng tỏ rằng các trường đại học ngành kinh tế rất chú trọng trang bị cho GV của trường mình kiến thức, kỹ

năng về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo và việc thiết kế và sử dụng thành thạo các cơng cụ đánh giá chương trình đào tạo.

3.2.4.4. Năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế

Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành kinh tế được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở hà nội (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)