Đánh giá thực trạng phẩm chất của độingũ giảng viênngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở hà nội (Trang 73 - 76)

Các phẩm chất ĐTB TB

Mức độ đánh giá (%)

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt

1. Quan điểm chính trị tư tưởng về

đất nước, về dân tộc 4,41 2 0,0 0,0 12,9 32,6 54,4

2. Thiết tha gắn bó với lý tưởng của dân tộc, đất nước, có hồi bảo tâm huyết với nghề dạy học

4,66 1 0,0 0,0 0,0 34,1 65,9

3. Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân tộc và của đất nước

4,23 3 0,0 0,0 15,3 46,5 38,2

4. Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm

trong cơng việc 4,21 4 0,0 0,0 6,5 65,9 27,6

5. Ý thức trong học tập khơng ngừng, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn và hồn thiện nhân cách người giảng viên

3,96 7 0,0 0,0 31,2 41,8 27,1

6. Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa

dân tộc, phát huy tiềm năng dân tộc 3,94 8 0,0 0,0 26,5 52,9 20,6 7. Có tinh thần phục vụ, hòa nhập

và chia sẻ với cộng đồng 4,08 5 0,0 0,0 24,1 44,1 31,8

8. Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 4,06 6 0,0 0,0 22,9 48,2 28,8

ĐTB chung 4,19

Kết quả tìm hiểu thực tiễn cho thấy nhiều thầy, cơ đã lớn tuổi từng trải qua thời kỳ chiến tranh, cịn lại các thầy, cơ khác trải qua thời hịa bình nhưng cũng gặp rất nhiều

khó khăn khi nền kinh tế cịn thực hiện Kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Nhìn chung các thầy, cơ đều có lập trường tư tưởng vững vàng, đánh giá cao sự ổn định chính trị ở nước ta và hy vọng đây sẽ là tiền đề để kinh tế chúng ta cất cánh. Muốn như thế, bản thân các thầy, cô ở các trường đại học ngành kinh tế cũng rất mong muốn chính trị của chúng ta ổn định từ đó sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

Phẩm chất “Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân tộc và của đất nước ” là nội dung xếp thứ bậc 3 về mức độ thực hiện tốt với ĐTB Là 4,23 trong đó có 38,2% ý kiến cho rằng GV thực hiện ở mức tốt, 46,5% cho rằng GV thực hiện ở mức khá, 15,3% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và khơng có ai ở mức yếu, kém. Kết quả này là khá phù hợp bới giải quyết vấn đề lợi ích, mình vì mọi người và bài học “ khi có xung đột lợi ích, biết đặt lợi ích của mình dưới lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, của dân tộc” đã được mỗi người Việt học từ nhỏ và nó tiếp tục ăn sâu trong tiềm thức. Kết quả khảo sát trên và qua tìm hiểu trên thực tế, nhìn chung ĐNGV của các trường đại học ngành kinh tế đều cho rằng “các GV có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu

vì lợi ích của dân tộc, của đất nước nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ GV ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, còn chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân nên ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành, nghề”. Một số thầy, cơ được hỏi cũng mong muốn “cần có chế tài mạnh mẽ hơn với những GV đó để làm trong sạch ĐNGV NGÀNH KINH TẾ nhưng các thầy, cơ cũng nói rằng lãnh đạo các trường đại học cần cải thiện thu nhập cho GV, để GV thực sự không phải mưu sinh quá nhiều mới có thể yêu nghề, tuân thủ kỷ luật và phấn đấu vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Ba phẩm chất :“Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc”; “Có tinh thần phục vụ, hịa nhập và chia sẻ với cộng đồng” và “Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp” lần lượt xếp thứ 4,5 và 6. Trong 3 nội dung này thì nội dung ““Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc” đạt mức tốt với ĐTB= 4,21, hai nội dung còn lại đạt khá. Đây là 3 nội dung khá quan trọng trong thực hiện công việc. Trước hết là thể hiện tinh thần trách nhiệm với cơng việc đó là điều quan trọng mà hiện nay đảng và nhà nước ta đang thực sự quan tâm, hiện tượng “ sáng cắp ô đi, chiều

cắp ô về” cần phải bị dẹp bỏ, làm việc và cống hiến là quan trọng.

Vấn đề hòa nhập và chia sẻ với cộng đồng và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp. Đây cũng là những phẩm chất rất được coi trọng. Nhất là trong giai đoạn

hiên nay, trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa quốc tế. Xã hội Việt Nam cũng không tách khỏ vịng quay đó. Trong xã hội mới địi hỏi con người phải năng động hơn, phải hịa nhập hơn và đặc biệt phải ln hợp tác và chia sẻ trong mọi hoạt động để cùng giúp nhau phát triển. Giáo dục cũng như các ngành khác, sự xã hội hóa ngày càng sâu rộng. Đối với các trường kinh tế vấn đề này càng được quan tâm hơn và ảnh hưởng lớn hơn. Do đó, địi hỏi giáo viên các ngành cần phải thực hiện tốt hơn 2 phẩm chất này. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu trên mới đạt mức khá nên chưa khai thác hết tiềm lực của giảng viên. Đây là những yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân giáo viên phải luôn học tập, nghiên cứu và rèn các kỹ năng mới trong xã hội hiện đại đặc biệt các kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong công việc, mà đồng thời đề ra kiến nghị cho người làm cơng tác quản lí, cần xây dựng những giải pháp mang tính đồng bộ để thực hiện tốt hơn các nội dung này.

Có 2 phẩm chất có mức độ thực hiện thấp nhất về phẩm chất là:“Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, phát huy tiềm năng dân tộc” với ĐTB là 3,94 trong đó đa số ý kiến cho rằng GV thực hiện nội dung này chỉ ở mức khá (52,9%). Qua tìm hiểu của chúng tơi và qua phỏng vấn các giáo viên cho rằng: “Các GV ngành kinh tế khi thi đại

học chủ yếu thi 2 khối A và D, các thầy, cơ khi cịn ở phổ thơng cũng chủ yếu đi sâu vào các bộ mơn Tốn, Lý, Hóa hoặc Tốn, Văn, Anh cịn mơn lịch sử hầu như ít quan tâm, mơn Giáo dục cơng dân được coi là môn phụ nên cũng không chú trọng học, khi vào đại học thì hầu như các thầy, cô ngành kinh tế không được trang bị nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa. Dẫn đến ít nhiều việc tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc cịn hạn chế dẫn đến việc phát huy tiềm năng dân tộc cịn có những khó khăn nhất định”.

“Ý thức trong học tập khơng ngừng, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn và hoàn thiện nhân cách người giảng viên” cũng là nội dung xếp thứ bậc thấp về mức độ thực hiện với ĐTB là 3,96 trong đó có đến 31,2% ý kiến cho rằng GV thực hiện ở mức độ trung bình. Qua quan sát của chúng tơi cịn một số GV trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngồi, tin học hạn chế nên việc khai thác cơng nghệ thông tin phục vụ dạy và học cịn có những khiếm khuyết, khi theo dõi lớp ôn thi giảng viên chính tơi nhận thấy trình độ tin học của một số GV rất đáng báo động, những kiến thức tin học cơ bản một số GV không nắm chắc nên sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở các trường đại học ngành kinh tế

3.2.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế

Năng lực của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng ĐNGV ngành kinh tế. Năng lực của ĐNGV bao gồm bốn nhóm năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo và năng lực phát triển nghề nghiệp.

3.2.4.1. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế

Kết quả khảo sát về thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành kinh tế thể hiện ở bảng 3.6 cho thấy:

Năng lực chuyên mơn của ĐNGV ngành kinh tế nhìn chung được đánh giá ở mức độ khá với ĐTB chung = 3,86. Nếu so với ĐTB về phẩm chất thì ĐTB về năng lực chuyên được đánh giá thấp hơn (3,86 so với 4,19). Điều này cho thấy các cán bộ quan lý và giảng viên được khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành kinh tế thấp hơn những phẩm chất của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)