0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đối với Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM - MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ TỘI PHẠM HỌC (Trang 99 -101 )

Đối với Tịa án nhân dân, thì việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án về tội không tố giác tội phạm có vai trị rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở xét xử đúng, mới có thể phát huy tính giáo dục, phịng ngừa của biện pháp xử lý và từ đó mới có thể chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để có kiến nghị xác đáng.

Vì vậy, Tịa án các cấp cần làm tốt các chức năng, nhiệm vụ xét xử đối với những vụ án có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm và thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, cần tổng kết, tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng

thống nhất pháp luật trong công tác xét xử các vụ án có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm, chú ý những căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bảo đảm việc xét xử các vụ án

có người phạm tội khơng tố giác tội phạm được nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Thứ hai, Tòa án nhân dân các địa phương cần phối hợp với Cơ quan

Điều tra, Viện Kiểm sát rà sốt lại tồn bộ những vụ án có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình. Trên cơ sở tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà có hình thức xử phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động răn đe, giáo dục cũng như hỗ trợ quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm. Nghiên cứu xử một số vụ án điểm có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm có liên quan đến an ninh quốc gia, tội giết người và những tội đặc biệt nghiêm trọng khác để giáo dục, phòng ngừa chung.

Thứ ba, phát hiện những sơ hở, thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm

khác có liên quan đến việc khơng tố giác tội phạm là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tịa án kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm theo quy định tại Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là vấn đề lâu nay rất ít được Tịa án chú ý.

Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án có bị cáo phạm

tội khơng tố giác tội phạm là ở khâu thi hành án. Trong thời gian tới, Tòa án các cấp cần rà sốt lại những bản án có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm, đã có hiệu lực pháp luật, chưa thi hành án. Phải ra ngay quyết định thi hành án theo đúng quy định tại Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Để thực hiện tốt các giải pháp nói trên, Tịa án các cấp cần tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là sự lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Tòa án các cấp cần xây dựng cho mình ý thức thực sự cầu thị, mong muốn sự giúp đỡ và tạo điều kiện vật chất, tinh thần của chính quyền và các ngành hữu

quan, nhất là các cơ quan thông tin đại chúng, nhằm giúp cho hoạt động xét xử các vụ án có bị cáo phạm tội khơng tố giác tội phạm được tuyên truyền kịp thời, sâu rộng, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của Tòa án.

Một phần của tài liệu TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM - MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ TỘI PHẠM HỌC (Trang 99 -101 )

×