Nguyên nhân, điều kiện về tâm lý xã hộ

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 55 - 58)

5. Hình phạt đối với người phạm tội khơng tố giác tội phạm

2.2.1.Nguyên nhân, điều kiện về tâm lý xã hộ

Do tác động của sự nghiệp đổi mới và của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần, ngày càng được cải thiện. Những thành tựu đó đã tạo nên tâm trạng phấn khởi, lạc quan; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội được củng cố. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường chứa đựng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, đã tạo ra cả những tâm trạng tích cực và tiêu cực trong xã hội. Đó cũng là quan hệ tất yếu khách quan giữa tồn tại xã hội với tâm lý, ý thức xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ xã hội, nhất là quan hệ phân phối sản phẩm có nhiều thay đổi. Kinh tế thị trường với quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Ở khía cạnh nhất định, đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích của cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích cơ bản, lâu dài. Việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại cũng đồng thời du nhập những quan điểm, tư tưởng của lối sống tư sản. Đó là lối sống chỉ biết lợi ích cá nhân mình, tất cả vì lợi nhuận, vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, sẵn sàng vứt bỏ lợi ích của tập thể, xã hội. Vì lợi nhuận, người ta khơng từ bỏ một thủ đoạn bất chính nào, kể cả bn gian, bán lận, lừa đảo, ăn cắp… Đáng chú ý, tệ sùng bái lối sống tư sản, sùng bái đồng tiền đang trở thành "mốt" của khơng ít người. Đối với khơng ít người, đồng tiền là trên hết, là sức mạnh vạn năng, là thước đo mọi giá trị xã hội theo

kiểu "có tiền mua tiên cũng được". Đồng tiền hiện nay đang thực sự tác oai, tác quái trong đời sống xã hội. Có thể nói, ở khơng ít người, quan hệ cha con, thày trò, bạn bè, vợ chồng… đang từng bước được tiền tệ hóa.

Xóa bỏ bao cấp, xã hội đặt mỗi con người vào vị trí phải tự khẳng định mình, phải lo cho cuộc sống của chính mình. Một bộ phận dân cư khơng có việc làm hoặc việc làm thiếu ổn định. Từ đó, nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống bị xói mịn, suy giảm nghiêm trọng. Tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen, đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự phân cực giàu nghèo cũng trở nên gay gắt.

Chủ nghĩa thực dụng đã len lỏi, tác động đến ý thức, lý tưởng, quan niệm sống của mỗi người. Đối với một bộ phận dân cư, trong đó có khơng ít cán bộ, thì khái niệm "lý tưởng", "đạo đức cộng sản", "mình vì mọi người", "mọi người vì mình", hầu như bị gạt khỏi ý nghĩ, hành động của họ, thậm chí một số người lấy làm ngạc nhiên khi nhắc đến và cho những người nhắc đến các khái niệm này là "bảo thủ", "không hợp thời", "không đổi mới".

Biểu hiện rõ nết nhất của chủ nghĩa thực dụng trong lối sống, trong thái độ ứng xử là "chủ nghĩa thích ứng", "chủ nghĩa trung dung", thái độ "sống khéo", vừa lòng tất cả mọi người để được lên lương, phong cấp, lên chức, dẫn tới tính cơ hội, xu thời, thủ tiêu đấu tranh khơng dám bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải. Đương nhiên, trong cuộc sống, ai cũng có nhu cầu đời thường như ăn, ở, đi lại, giải trí… nhưng điều quan trọng là đạt đến nhu cầu đó bằng cách nào? con đường nào? Rõ ràng, sự tác động của chủ nghĩa thực dụng là vơ cùng tai hại, nó phá hoại nhân cách của mỗi người và của cả cộng đồng.

Tất cả những điều đó làm nảy sinh tâm trạng băn khoăn, lo lắng hoài nghi. Một bộ phận dân cư ngơ ngác trước cuộc sống mới, bên cạnh đó có bộ

phận chỉ lo kiến tiền bằng mọi giá kể cả việc buôn lậu, thờ ơ với cuộc sống chung của xã hội, phai nhạt lý tưởng, suy giảm niềm tin. Ở nước ta, cũng đang có biểu hiện đi vào xã hội tiêu dùng, sính hàng ngoại, tơn sùng hàng ngoại, sống xa hoa, lãng phí. Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nêu: "Trong mấy năm qua, chúng ta đã nhập hàng chục vạn ô tô, trị giá mấy trăm triệu đô la Mỹ, nhập mấy triệu xe máy, trị giá mấy tỷ đô la. Rồi tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, bếp ga, đồ uống các loại, mỹ phẩm; chỉ riêng rượu ngoại cũng tới hàng triệu chai mỗi năm, thuốc lá ngoại tăng thêm hàng tỷ bao".

Trong tình hình nói trên, một trong những ngun nhân làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội phạm đó là thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ quần chúng trong cộng đồng dân cư. Tâm lý sợ bị trả thù hoặc "Đèn nhà ai nhà ấy rạng" hay thiếu tin tưởng vào cán bộ chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật… cịn tồn tại khá phổ biến trong số đơng quần chúng nên họ đã làm ngơ trước sự hoạt động của bọn phạm tội, khơng tố giác với chính quyền và cơ quan chức năng những hiện tượng nghi vấn có khả năng dẫn đến tội phạm hoặc khi tội phạm xảy ra. Mặt khác, còn nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chưa thấy rõ trách nhiệm và phát huy đầy đủ vai trị của mình trong hoạt động phịng chống, tội phạm, có xu hướng tâm lý ỷ lại vào các cơ quan bảo vệ pháp luật làm hạn chế đến kết quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Rõ ràng, nếu mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và cơng dân đều có ý thức trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn sẽ làm giảm tội phạm

Ngoài ra, thực tiễn ở các địa phương cho thấy, ở phường, xã nào cũng triển khai xây dựng các mơ hình tổ chức quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm như: Ban bảo vệ dân phố, đội dân phòng, đội vây bắt tội phạm, nhóm liên gia tự quản về an ninh trật tự, nhưng sự quan tâm chăm lo vật chất, tinh thần cho họ còn hết sức hạn chế. Trang thiết bị, kinh phí cho

hoạt động của các tổ chức này chủ yếu dựa vào quỹ bảo trợ an ninh trật tự là nguồn kinh phí hết sức hạn hẹp được huy động từ sự đóng góp của nhân dân theo quy định của chính quyền địa phương. Do vậy, hoạt động của các tổ chức này còn hạn chế, chưa phát huy tốt vai trị của mình là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng, chống tội phạm ở địa bàn dân cư.

Những xu hướng biến đổi tâm lý xã hội tiêu cực trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nói trên là nguyên nhân và điều kiện cho tội phạm nói chung và tội khơng tố giác tội phạm nói riêng tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu rõ thực trạng, nhận diện đời sống tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng đời sống tâm lý xã hội lành mạnh, hạn chế, khắc phục các tiêu cực xã hội trong đó có tội khơng tố giác tội phạm.

Một phần của tài liệu Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 55 - 58)