- Cây Sú có thể gây trồng bằng hai phương pháp + Trồng rừng bằg cây con có bầu dinh dưỡng + Trồng rừng trực tiếp bằng quả mầm
Phương pháp gây trồng bằng cây con có bầu dinh dưỡng là phương pháp gieo trồng mới được áp dụng ở nước ta, có tỷ lệ sống cao, cho nên đây là phương pháp cần phải nghiên cứu rộng hơn để áp dụng một cách hiệu quả vào sản xuất.
Nên trồng rừng với mật độ 20000 cây/ha do loài Sú sinh trưởng chậm, điều kiện sống có nhiều rủi ro.
- Quản lý
+ Đẩy mạnh tuyên truyền vài trò, tác dụng những hiểu biết về rừng ngập mặn cho người dân hiểu.
+ Đưa ra được một số nguyên tắc sử dụng rừng ngập mặn bền vững đặc biệt là ở khu vực Bãi Trong.
+ Cần quy hoạch bãi nuôi trồng thủy sản hợp lý tránh lan tràn.
5.2. Tồn tại
Do giới hạn về mặt thời gian đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu cụ thể các nhân tố sinh thái như độ tàn che, độ mặn, thủy triều, biên độ thủy triều… ảnh hưởng đến sinh trưởng, và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sú như thế nào để từ đó tìm ra giải pháp, phương hướng tốt nhất, phù hợp để phát triển loài Sú tại địa phương.
Về diện tích lập ô tiêu chuẩn và số ô tiêu chuẩn còn hạn chế cho nên những con số, nhận xét còn mang nhiều tính chủ quan chưa có sự khái quát cao.
5.4. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và qua những tồn tại trên chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cây ngập mặn nói chung và cây Sú nói riêng cũng như các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và tái sinh của chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng có hiệu quả.
- Để thực hiện tốt những cam kết quốc tế khi tham gia công ước Ramsar và địa danh Ramsar Xuân Thủy tồn tại phát triển ngang tầm với các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tê khác, cần phải có sự quan tâm thỏa đáng của các nghành, các cấp hữu quan.
- Cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về vai trò của rừng ngập mặn, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản với các mô hình lâm- ngư kết hợp để vừa có rừng, vừa mang lại thu nhập cao cho người dân.