Sinh trưởng về đường kính tán (DT)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 26 - 29)

Để xây dựng một công thức trồng thích hợp cho bất kỳ loài cây trong một điều kiện lập xác định không thể không quan tâm đến không gian dinh dưỡng của loài đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sinh trưởng của cây rừng. Đường kính tán là chỉ tiêu quan trọng biểu thị không gian dinh dưỡng của cây, điều tra về đường kính tán để đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây trồng với điều kiện lập địa từ đó xây dựng kỹ thuật gây trồng các loài cây, và tạo lập một hoàn cảnh rừng tốt nhất phát triển hệ sinh thái rừng bền vững.

Từ số liệu đo đếm được tiến hành xử lý tính toán các đặc trưng mẫu kết quả thu được ở biểu 4.3 sau:

Biểu 4.3: Kết quả tính các đặc trưng mẫu về đường kính tán ở các khu vực

Khu vực Chỉ tiêu

Cồn Lu Cồn Ngạn Bãi Trong

Dt

Dt(cm) 79,88 121,49 127,6

S 5,48 19,96 5,04

S% 6,86 16,43 3,95

Nhận xét:

Qua biểu số liệu trên cho thấy đường kính tán trung bình ở các khu vực có tuổi đời bình quân khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Đối với khu vực Cồn Lu nơi được đánh giá là khu vực có độ tuổi bình quân thấp nhất khoảng 7 tuổi với đường kính tán trung bình tính được 79,88 cm, tiếp đến là khu vực Cồn Ngạn rừng có tuổi đời trung bình 10 tuổi có giá trị đường kính tán Dt bằng 121,49 cm, và cao nhất là ở khu vực Bãi Trong được coi là rừng có tuổi đời cao nhất với trị số đường kính tán trung bình tính được trong khu vực là 127,6 cm. Ta thấy giao động về đường kính tán từ giai đoạn bình quân từ tuổi 7 đến tuổi 10 là lớn hơn sự giao động từ tuổi 10 đến tuổi 12 có nghĩa ở giai đoạn trước 10 tuổi cây Sú có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn so với giai đoạn sau 10 tuổi.

Hệ số biến động về đường kính tán trong ba khu vực khác nhau là khác nhau. Ở Cồn Ngạn có hệ số biến động lớn nhất S= 16,43%, đến ở Cồn Lu S= 6,48% thấp nhất là khu vực Bãi Trong với hệ số biến động chỉ có S= 3,95%. Ta nhận thấy sự phân hóa ở lớn nhất ở khu vực Cồn Ngạn và ít nhất là khu vực . Điều đó được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ mô tả sự phân bố số cây theo đường kính tán trong các khu vực nhau như sau: Khu vực Cồn Lu: Dt (cm) 62,15 64,45 66,75 69,05 71,35 73,65 75,95 78,2 5 80,55 82,8 5 85,15 87,45 89,75 N 0 1 2 4 22 29 35 25 36 34 52 23 6

Khu vực Cồn Ngạn: Dt (cm) 71.6 0 78.7 9 85.99 93.1 8 100.3 7 107.5 7 114.7 6 121.9 6 129.1 5 136.3 5 143.54 N 1 0 17 7 0 0 0 20 19 35 8

Biểu 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán ở Cồn Ngạn Khu vực : Bãi Trong

Dt (cm) 116.9 119.6 122.25 124.95 127.7 130.4 133.05 135.8 138.45

N 2 3 11 10 4 11 16 1 1

Biểu 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán (Dt) ở

Qua các biểu đồ trên nhận thấy rõ hơn về biến động đường kính tán ở khu vực Cồn Ngạn cỡ đường kính tán trung bình (Dt) từ 100 đến 115 cm trên những diện tích lập ô tiêu chuẩn gần như là không tồn tại. Tuy nhiên do diện tích lập ô tiêu chuẩn còn nhỏ nên việc đánh giá chung cho cả khu vực Cồn

Ngạn còn mang nhiều tính chủ quan. Nhưng từ các con số và biểu đồ cũng có một số nhận xét chung so với mặt bằng chung như sau:

Ở khu vực Cồn Lu đường kính tán tập trung chủ yếu trong khoảng từ 80 cm đến 85 cm, ở khu vực Bãi Trong lại tập trung chủ yếu trong khoảng từ 120 cm đến 138 cm, còn ở khu vực Cồn Ngạn đường kính tán tập trung chủ yếu trong khoảng 120 cm đến 136 cm. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đường kính tán trên thực tế cho thấy độ tàn che chung bình quân trong ô tiêu chuẩn ở lại thấp hơn so với khu vực Cồn Ngạn. Do ở khu vực Bãi Trong phân bố cây không đồng đều do người dân chặt phá để nuôi tôm, diện tích đất có cây rừng chỉ phân bố trên một khoảng không gian nhỏ ở trong đầm nên khi chia trung bình cho cả ô độ tàn che sẽ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 26 - 29)