Sinh trưởng về đường kính gốc (Doo)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 29 - 35)

Khác với cây rừng nói chung cây rừng ngập mặn nói riêng không có giá trị kinh tế cao về mặt khai thác gỗ và lợi dụng gỗ. Do thành phần loài cây ngập mặn thường có đường kính nhỏ, và một cây được chia ra làm nhiều nhánh luôn chịu tác động của

nước biển và sinh vật biển như hà bám, chiều cao vút ngọn thấp. Xét về hiệu quả kinh tế trực tiếp mà rừng ngập mặn mang lại là không cao, nhưng xét về hiệu quả sinh thái, hiệu quả kinh tế gián tiếp mà nó đem lại là rất lớn. Tạo môi trường sống lý tưởng cho sinh vật đáy, tạo nên sự đa dạng sinh học, sự tồn tại của chúng làm sạch nguồn nước hơn. Cho nên việc điều tra về đường kính gốc với đối tượng này là rất cần thiết, nó phản ánh khả năng thích nghi, mức độ tác động của hoàn cảnh sống đến chúng như thế nào, cũng như khả năng nâng đỡ chống lại sóng gió, khả năng tồn tại của chúng khi gió to sóng lớn.

Hình 4.1: Gốc cây Sú trưởng thành

Kết quả đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính gốc sau khi chỉnh lý được tổng hợp vào biểu 4.3 sau:

Biểu 4.2: Kết quả tính các đặc trưng mẫu về đường kính gốc ở các khu vực

Khu vực Chỉ tiêu

Cồn Lu Cồn Ngạn

Bãi Trong

Doo

Doo(cm) 10,43 18,5 18,65

S 2,98 5,77 4,35

S% 28,56 31,19 23,34

Qua biểu 4.2 cho thấy đường kính gốc cây của loài Sú nói chung là rất thấp giao động trong khoảng 10 cm đến 20 cm. Ở khu vực Cồn Lu đường kính gốc trung bình 10,43 cm, ở khu vực Cồn Ngạn đường kính gốc tính được 18,5 cm và ở Bãi Trong có trị giá 18,65 cm. Ở khu vực Cồn Lu hệ số biến động 28,56%, hệ số biến động ở khu vực Cồn Ngạn tính được là cao nhất 31,19%, và Bãi Trong có giá trị biến động thấp nhất lên tới 23,34%. Ta cũng thấy hệ số biến động về đường kính gốc ở các khu vực đều có trị giá lớn hơn so với hệ số biến động về chiều cao vút ngọn Hvn và đường kính tán Dt, sở có sự chênh lệch này do ở loài Sú là một trong những loài cây rừng ngập mặn có nhiều thân cây nhỏ trên một gốc chính, tùy theo từng độ tuổi và điều kiện sống khác nhau mà số lượng thân cây này khác nhau từ 4-7 thân trên một cây dẫn đến giá trị về đường kính gốc tuy ở cùng 1 tuổi nhưng khác điều kiện sống, hoặc cùng điều kiện sống nhưng cấp tuổi khác nhau đường kính gốc cũng khác nhau. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thể không nói tới hệ số biến động có sự khác nhau như thế một phần do việc điều tra còn mang tính chủ quan của người đo và phương pháp tiến hành tính do điều kiện về mặt thời gian chúng tôi chỉ đo giá trị đường kính gốc của một thân trên một gốc rồi nhân với số thân có trên cây nên giá trị đo được chưa hoàn toàn chính xác.

Để nghiên cứu rõ hơn sinh trưởng của đường kính gốc (Doo) có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán (Dt) ta đi tìm hiểu tương quan giữa các đại lượng này. Từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp để nâng cao tiềm năng phát triển, làm tăng sản lượng, chất lượng.

Kết quả thu thập số liệu và chỉnh lý ta thu được phương trình tương quan giữa Doo và Hvn ở từng khu vực như sau.

Khu vực Cồn Lu:

Phương trình tương quan giữa có dạng

Hvn = 40,726+68,795.log Doo

Hệ số tương quan r = 0,984 “ Hai đại lượng có tương quan rất chặt”. Biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa Hvn và Doo ở Cồn Lu như sau

Biểu đồ 4.7: Mối tương quan giữa Hvn với Doo ở khu vực Cồn Lu

Khu vực Cồn Ngạn:

Phương trình tương quan có dạng:

Hvn = -2,603+92,954.Log Doo

Hệ số tương quan r = 0,972, “Hai đại lượng này có tương quan rất chặt”. Biểu đồ biểu thị mối tương quan chặt chẽ kia được mô tả như sau:

Biểu đồ 4.8: Mối tương quan giữa Doo và Hvn ở khu vực Cồn Ngạn

Khu vực : Bãi Trong

Phương trình tương quan có dạng:

Hvn = -38,764+ 131,956 .log Doo

Hệ số tương quan r = 0,99, “ Hai đại lượng có tương quan rất chặt”. Biểu đồ biểu thị mối tương quan hàm số trên được mô tả như sau:

Biểu đồ 4.9: Mối tương quan giữa Hvn với Doo ở khu vực

Qua các hệ số tương quan giữa Hvn với Doo và biểu đồ biểu thị sự quan hệ giữa hai đại lượng này ở ba khu vực khác nhau cho thấy sự tăng trưởng về đường kính gốc và sự phát triển về chiều cao của loài Sú ở khu vực nghiên cứu có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận sự lớn lên về đường kính đồng nghĩa với việc phát triển về chiều cao của cây. Tuy nhiên Sú là một trong những cây rừng ngập mặn nhiều thân nhất, sự ảnh hưởng của số lượng thân này có tác động như thế nào đường kính tán, cũng như không gian dinh dưỡng của cây. Có phải cây ít chia làm ít thân nhỏ thì cạnh tranh không gian dinh dưỡng thấp sự phát triển đường kính tán càng lớn không hay ngược lại cây càng nhiều nhánh đường kính tán càng lớn để tìm hiểu mối quan hệ trên chúng ta tìm hiểu mối tương quan giữa Doo và Dt.

Sự tương quan giữa đường kính gốc (Doo) và đường kính tán (Dt) của loài Sú ở khu vực nghiên cứu như sau:

Khu vực Cồn Lu:

Phương trình tương quan có dạng:

Dt = 27,023 + 49,447 logDoo

Hệ số tương quan r=0,98, “Hai đại lượng này có tương quan chặt”. Khu vực Cồn Ngạn:

Phương trình tương quan có dạng:

Dt = -6,619 + 95,534 logDoo

Hệ số tương quan r = 0,972, “Hai đại lượng có tương quan rất chặt”. Khu vực : Bãi Trong

Phương trình tương quan:

Dt = 58,755 + 54,667logDoo

Dựa vào các hệ số tương quan nhận thấy giống như tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) với đường kính gốc (Doo) thì tương quan giữa đường kính tán (Dt) với đường kính gốc (Doo) ở ba khu vực đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau cây càng nhiều nhánh, đường kính càng lớn, tán càng rộng.Từ đây ta đưa mức điều chỉnh mật độ trồng hợp lý cho loài Sú để phát triển rừng một cách bền vững nhất không tốn quá nhiều tiền vào cây giống để trồng với mật độ không đảm bảo, gây ra nhiều sâu bệnh mà năng suất rừng lại giảm sút. Ngoài ra hạn chế các tác động của con người ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây đặc biệt đối với khu vực Bãi Trong việc nuôi cá tôm thức ăn công nghiệp, việc thu hoạch rau câu… những tác động ảnh hưởng đến môi trường làm hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây đặc biệt là tầng lớp thế hệ cây con sau này, khi thế hệ cây mẹ già cỗi…

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w