Kỹ thuật trồng rừng trực tiếp bằng quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 43 - 45)

Để chọn được giống tốt trước hết phải chọn những quả chín già, đặc điểm quả chín: khi non quả có màu xanh lục rồi chuyển sang màu đỏ hồng, không chọn những quả bị sâu, gãy.

4.3.2.1. Kỹ thuật thu hái quả.

Thu hái những quả già đã rụng xuống gốc cây mẹ hoặc bị trôi dạt vào bờ hoặc hái trên cây mẹ, cho vào quanh gánh, hoặc chuyển chèo tay để chở quả.

4.3.2.2 Bảo quản

Qủa mầm thu hái về bảo quản ở nơi râm mát tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, nên thu hái quả đến đâu trồng ngay đến đó, nếu để lâu trụ mầm sẽ không nảy mầm được.

4.3.2.3 Trồng rừng

Đất trồng là các bãi ngập triều trung bình.

Cách trồng: dùng dây nilon kéo các hàng thẳng khi trồng, dây được thắt nút chia thành các đoạn 1m. Hai người ở hai đầu dây chuyển từng hàng 1m. Người giữa cắm trụ mầm sâu xuống 1/3 trụ mầm. Riêng ở các bãi bùn cát có ít phù sa thì dùng một dụng cụ chọc lỗ một đầu nhọn có đường kính 5-7 cm dài 1-1,5 cm.

Kỹ thuật chăm sóc quản lý và bảo vệ rừng.

Có nhiều loài động vật phá hoại cây trồng mới như Hà bám vào thân cây mới trồng chúng sẽ tiết ra dịch phá hủy vỏ cây, bên cạnh đó Còng, Cáy và Cua thường cắn ngang thân cây non. Nguy hiểm nhất là sâu đục thân ăn sâu vào trong thân cây làm cây kém phát triển hoặc bị chết vì sâu đục rỗng thân cây. Do đó cần thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời các nguyên nhân có thể phá hại cây trồng. Đối với Hà biển bám có thể dùng dao cạo nhỏ để nạo Hà bám vào hoặc dùng vôi bột thuốc trừ sâu cho vào mảnh vải buộc túm lại, hoặc có thể thấm trực tiếp vào nơi Hà, ốc bám để cho chúng rơi ra, tuy nhiên biện pháp này gây ô nhiếm môi trường ảnh hưởng đến các loài động vật thủy sinh khác, nên chỉ dùng khi thật cần thiết và khi dùng phải thật thận trọng.

Vào thời kỳ có gió mùa Đông Bắc và gió Nam thổi mạnh, một số rong biển bám chặt vào cây non, đôi khi chúng bọc kín lá, làm cho lá mất khả năng quang hợp. Thân cây bị bẻ cong xuống, phát triển kém hơn và bị biến dạng. Phải vớt hết rong và nâng cây lên ở tư thế thẳng đứng, sau đó dùng tay hoặc cào nhặt hết rong trên mặt bùn, gom lại để ử làm phân bón cho cây trồng. Mặt khác phải trồng lại các cây hư hỏng hoặc bị sóng làm trôi mất.

Không để Trâu, Bò, Dê vào phá rừng mới trồng.

Khi neo đậu thuyền bè, bắt Cua, Sò, cần chú ý đừng giẫm lên cây vì cây non rất dễ bị gãy.

Cần quy hoạch khu nuôi trồng thủy hải sản tránh sự tràn lan. Khai thác và đánh bắt nguồn lợi hải sản trong vùng RNM một cách hợp lý, nếu không sẽ gây hại đến sinh trưởng và phát triển RNM một cách nghiêm trọng.

Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân không vì nguồn lợi trước mắt mà đánh bắt hải sản một cách vô ý thức, ảnh hưởng đến rừng ngập mặn nhất là khu vực mới trồng.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w