Đánh giá chất lượng của loài Sú

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 35 - 37)

Từ các chỉ tiêu sinh trưởng trên kết hợp với quan sát thực tiễn chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng của từng cây trong ô tiêu chuẩn để từ đó là cơ sở để đề ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp tác động vào rừng tạo ra một hệ sinh thái rừng phát triển trong động thái bền vững. Việc đánh giá tiến hành trên ba cấp độ tốt, xấu, trung bình, dựa trên các tiêu chí về đường kính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn), và đường kính gốc, số nhánh cây, khả năng tồn tại và phát triển của nó dưới tác động của thủy triều, gió, hà bám ….

Kết quả điều tra, đánh giá được tổng hợp vào biểu 4.4 sau

Biểu 4.4: Chất lượng sinh trưởng của loài Sú ở các khu vực

STT Khu vực Số cây nghiên cứu Tốt Trung bình Xấu N % N % N % 1 Cồn Lu 269 149 55,39 81 30,11 39 14,5 2 Cồn Ngạn 107 59 55,14 33 30,84 15 14,02 3 Bãi Trong 59 36 61,01 16 27,11 7 11,86

Từ con số trên mô tả bằng biểu đồ chất lượng sinh trưởng của loài Sú tại các khu vực nghiên cứu ta có:

Biểu đồ 4.10: Biểu đồ phân bố số cây trưởng thành theo phẩm chất

Từ những con số ở biểu 4.4 trên cho thấy giống như bất kỳ một quần thể nào trong tự nhiên để có quá trình tồn tại lâu dài thì tỷ lệ số cá thế tốt của quần thể đấy phải luôn chiếm một tỷ lệ cao và ổn định với thời gian, quần thể loài Sú cũng thế dù ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn, hay Bãi Trong, độ tuổi 7, 10 hay 12 để tồn tại những cá thể Sú có phẩm chất tốt vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tỷ lệ cây tốt ở Bãi Trong cao nhất có 36 cây chiếm 61,01% trong tổng số 59 cây trong các ô tiêu chuẩn được điều tra. Tiếp đến là ở khu vực Cồn Lu có 55,39% số cây tốt và ở Cồn Ngạn ít hơn có 55,14% cây có phẩm chất tốt.

Tỷ lệ số cây trung bình ở Cồn Ngạn cao nhất trong 107 cây được điều tra đánh giá có tới 33 cây phẩm chất trung bình chiếm 30,84%, tiếp đến là ở khu vực Cồn Lu có 30,11% cây có phẩm chất trung bình và thấp nhất là ở Bãi Trong tỷ lệ số cây có phẩm chất trung bình chỉ có 27, 11%.

Các cây có phẩm chất xấu ở đây được đánh giá chủ yếu là do hà bám vào gốc, thân cây, làm cho cây sinh trưởng chậm, vỏ xần xù, và đánh giá dựa vào khả năng tồn tại và phát triển của chúng khi thủy triều lên. Cho nên ở những khu vực bờ sông do quá trình bồi lấp phù sa, thủy triều lên ngập nước làm cho việc tồn tại của chúng trở nên khó khăn. Cụ thể khu vực Cồn Lu tỷ lệ cây xấu cao nhất chiếm 14,5% trong tổng số cây điều tra, tiếp đến là ở khu vực Cồn Ngạn trong tổng số 107 cây trong ô tiêu chuẩn được điều tra có tới 15 cây phẩm chất xấu chiếm 14,02% , thấp nhất là ở Bãi Trong cây có phẩm chất xấu chỉ chiếm 11,86%.

Kết hợp với tất cả các kết quả nghiên cứu về chiều cao vút ngọn Hvn, đường kính tán Dt và đường kính gốc Doo ở trên với biểu 4.6 đều cho thấy ở khu vực Cồn Ngạn trong giai đoạn tuổi 10 tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng được điều tra đều có hệ số biến động lớn, tiếp đến là khu vực Cồn Lu với độ tuổi 7, và luôn có hệ số biến động nhỏ nhất ở khu vực với độ tuổi 12. Điều này chứng tỏ sinh trưởng của loài Sú ở tuổi 10 diễn ra mạnh nhất trong ba cấp tuổi nghiên cứu. Khi so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng ở các độ tuổi khác nhau ta thấy sinh trưởng từ tuổi 7 đến tuổi 10 biên độ giao động rất lớn, so với từ tuổi 10 đến tuổi 12 khoảng cách về các giá trị sinh trưởng của chúng thấp hơn kết hợp với các hệ số biến động ở các khu vực với các độ tuổi khác nhau. Có thể cho thấy sau tuổi 10 tăng trưởng của cây chậm dần, từ tuổi 7 đến tuổi 10 cây khả năng tăng trưởng về kích thước của cây cao hơn. Đây là giai đoạn tiểu hoàn

cảnh rừng có sự biến đổi mạnh, nên cần có tác động hơp lý của con người để tận dụng được năng lực sản xuất của rừng, vừa đảm bảo cho hệ sinh thái phát triển bền vững. Cần có biện pháp tác động hợp lý vào các giai đoạn như chặt nuôi dưỡng, điều chỉnh không gian dinh dưỡng, xúc tiến tái sinh…. Tuy nhiên việc đề xuất các biện pháp, cũng như khả năng sinh trưởng của loài cây rừng ngập mặn nói chung và loài Sú nói riêng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên việc đề xuất các biện pháp không những phù hợp với độ tuổi mà còn phù hợp với điều kiện sống để đảm bảo cho thành công và hiệu quả nhất. Khả năng sinh trưởng của cây còn phụ thuộc vào độ mặn nước, thủy triều lên xuống, phù sa bồi lấp, hà bám

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w