Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sú

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 37 - 41)

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái, nó đảm bảo cho nguồn tài nguyên có khả năng tái sản xuất mở rộng nếu con người nắm bắt được quy luật tái sinh làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng và phát triển rừng một cách bền vững và hiệu quả nhất. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh doanh rừng.

Khác với hệ sinh thái rừng trên đất liền hệ sinh thái rừng ngập mặn có tiềm năng tái sinh rất lớn, các cây con tái sinh ở vùng rừng ngập mặn chủ yếu có nguồn gốc tại chỗ do trụ mầm rơi từ cây mẹ hoặc từ nơi khác trôi dạt đến theo nước thủy triều, khi nước triều rút để lại cây con trên mặt bùn hoặc được các cành cây, thân cây giữ lại, gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên cũng giống như quá trình tái sinh tự nhiên của hệ sinh thái rừng, tái sinh rừng ngập mặn cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: số lượng cây mẹ, độ tàn che của rừng, điều kiện lập đia, chu kỳ sai quả, những yếu tố bất lợi của khí hậu….

Hình 4.2: Cây Sú tái sinh tự nhiên

Kết quả đánh giá đặc điểm tái sinh của loài Sú được tổng hợp ở biểu 4.5 sau:

Biểu 4.5: Đặc điểm tái sinh của loài Sú ở các khu vực

Khu vực Tổng cây N (Cây/ha) Cấp chiều cao Phẩm chất Hvn<10 10≤Hvn<30 30≤Hvn≤50 Tốt(%) TB(%) Xấu(%) Cồn Lu 55 36667 8 35 12 49,09 30,91 20 Cồn Ngạn 33 22000 6 14 13 51,52 33,33 15,15 Bãi Tron g 28 18667 6 19 3 53,57 35,71 10,72 Biểu số liệu trên cho thấy thứ nhất: mật độ cây tái sinh ở trong ba khu vực nghiên cứu tương đối cao. Tái sinh của loài Sú tập trung chủ yểu ở khu vực Cồn Lu với 36667 (cây/ha), ở Cồn Ngạn mật độ cây tái sinh thấp hơn có 22000 (cây/ha), còn Bãi Trong nơi có mật độ cây tái sinh thấp nhất là khu vực chỉ có 18667 (cây/ha).

Thứ hai: về chiều cao cây tái sinh loài Sú tập trung chủ yếu trong khoảng từ 10 cm đến 30 cm ở Cồn Lu trong 55 cây tái sinh có trong ôtc được điều tra thì có tới 35 cây tái sinh có chiều cao từ 10 cm đến 30 cm, và 12 cây tái sinh nằm trong khoảng

30≤Hvn≤50 còn lại 8 cây có cấp chiều cao nhỏ hơn 10 cm. Tiến vào đến khu vực Cồn Ngạn tỷ lệ cây có chiều cao từ 10 cm đến 30 cm là 14 cây so với cây có chiều cao 30≤Hvn≤50 là 13 cây là ngang nhau và chỉ có 6 cây có Hvn<10 cm. Còn ở Bãi Trong tỷ lệ số cây ở cấp chiều cao 10≤Hvn<30 chiếm 19 trong tổng số 28 cây trong ô tiêu chuẩn được điều tra so với số cây có cấp chiều cao lớn hơn 30 cm (3 cây) và nhỏ hơn 10 cm (6 cây) lớn hơn rất nhiều. Cụ thể từ số liệu tính toán ta có biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cỡ chiều cao sau:

Biểu đồ 4.12: Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao

Thứ ba: về phẩm chất tái sinh của loài Sú tại khu vực nghiên cứu nhận thấy số cây tái sinh có phẩm chất tốt chiểm tỷ lệ cao nhất, cao nhất ở Bãi Trong chiếm tới 53,57% đến ở Cồn Ngạn chiếm 51,52% thấp hơn là ở khu vực Cồn Lu tỷ lệ số cây tốt chiếm 49,09%. Tỷ lệ số cây tái sinh có phẩm chất tốt ở trong các khu vực với điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao cũng là điều kiện cần và đủ để đảm bảo hệ sinh thái rừng phát triển tồn tại một cách bền vững nhất. Đây là nguồn lực dữ trữ không thể thiếu cho bất kỳ một hệ sinh thái rừng nào. Số cây phẩm chất trung bình giữa ba khu vực chênh lệch không nhiều, ở Cồn Lu số cây trung bình chiếm 30,91%, ở Cồn Ngạn 33,33%, và cao nhất là ở khu vực Bãi Trong chiếm 35,71%. Tỷ lệ số cây có phẩm chất trung bình có chỉ số thấp nhất, ở Bãi Trong chỉ có 10,72% cao hơn là khu vực Cồn Ngạn 15,15% và chiếm tỷ lệ số cây tái sinh có phẩm chất xấu là khu vực Cồn Lu với 20%. Phẩm chất số cây tái sinh có phẩm chất xấu ở đây chủ yếu ở các vị trí gần bờ sông khi thủy triều lên mang phù sa theo che phủ đi một phần thân cây, và một số ít cây bị Hà biển bám, riêng ở trong khu vực tỷ lệ số cây có phẩm chất xấu chủ yếu là do tác động từ các hoạt động từ việc nuôi trồng thủy sản trước kia làm ô nhiễm nguồn nước, cây tái sinh còi cọc ít lá…

Ta có biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất sau:

Biểu đồ 4.13: Phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất

Tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là mật độ số cây Sú tái sinh cũng nhự mật độ số cây Sú trưởng thành ở khu vực Bãi Trong là ít nhất có sự chênh lệch rất cao về số cây/ha so với hai khu vực Cồn Ngạn, và Cồn Lu. Trong khi đó những tác động về thủy triều, gió, độ mặn, về phẩm chất cây mẹ ở khu vực này đều được đánh giá là tốt cho việc tái sinh của loài. Để đi sâu hơn cụ thể hơn về mối quan tâm này ta có biểu 4.6 sau:

Biểu 4.6: Mật độ cây trưởng thành và cây tái sinh của loài Sú có trong 1ha

Khu vực Cây trưởng thành Cây tái sinh

Mật độ (cây/ha) Dt (cm) Hvn (cm) Mật độ (cây/ha ) Hvn<1 0 10≤Hvn< 30 30≤Hvn≤5 0 Cồn Lu 8967 79,88 105,55 36667 8 35 12 Cồn Ngạn 3567 120,5 109,05 22000 6 14 13 Bãi Trong 1967 127,7 133,72 18667 6 19 3

Qua biểu số liệu trên cho thấy rõ sự chênh lệch về mật độ giữa các khu vực với nhau ở khu vực Cồn Lu mật độ cây Sú trưởng thành trên tính trên 1 ha có thể gấp 4,6 lần so với khu vực Bãi Trong , và mật độ cây tái sinh của chúng gấp 2 lần so với mật độ cây tái sinh ở khu vực Cồn Ngạn. So sánh mật độ cây tái sinh giữa khu vực Bãi Trong với khu vực Cồn Ngạn sự chênh lệch lại không lớn như so giữa khu vực Cồn Ngạn với Cồn Lu.

Có thể nói những điều kiện thuận lợi để cây Sú có thể tái sinh tốt thì có lẽ ở khu vực Bãi Trong sẽ là nơi lý tưởng để loài Sú có khả năng tái sinh cao, cây mẹ gieo giống tốt, ít bị tác động của thủy triều, gió,…là điều kiện lý tưởng cho cây non sinh

trưởng. Nhưng từ thực tiễn quan sát của việc điều tra khu vực nghiên cứu kết hợp với những hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trước kia, việc nuôi tôm sử dụng các thức ăn công nghiệp trước kia làm ô nhiễm nguồn nước, việc đánh bắt cá hạn chế dòng chảy lượng phù sa vào đầm ít làm thể nền dần trai cứng làm khả năng bám trụ cũng như sinh trưởng của cây non trở nên khó khăn hơn. Do điều kiện về mặt thời gian trong quá thực tập chúng tôi chưa đưa ra được chưa đưa ra những con số cụ thể về độ cứng của thể nền, và độ mặn, cũng như chi số ô nhiễm mức độ ảnh hưởng của vấn đề nuôi trồng thủy sản đến khả năng tái sinh bền vững của loài Sú ở trong khu vực Bãi Trong một cách thuyết phục hơn. Đồng thời do ảnh hưởng của độ tàn che, nếu nói về độ tàn che trung bình trong ô tiêu chuẩn ở trong khu vực không cao do trong diện tích lập ô tiêu chuẩn đo đếm nói chung hay diện tích trên bất kỳ đầm nuôi tôm nào luôn có một khoảng trống lớn để nuôi tôm, cá lên tổng trung về độ tàn che ở đây không cao. Phân bố của Sú ở khu vực này thường tập trung thành một diện tích nhỏ, những nơi có Sú sống đều là những cây đã trưởng thành, đường kính tán lớn độ tàn che cao. Độ tàn che lớn làm ánh sáng lọt xuống đất ít, tiểu hoàn cảnh dưới tán rừng ít nhiều bị thay đổi lên ảnh hưởng đến sinh trưởng của thành phần cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định (Trang 37 - 41)