Quảng Ninh là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập của người dân nơi đây còn thấp. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và một số yếu tố khác nên hoạt động sản xuất nông nghiệp thường bị ảnh hưởng lớn làm giảm năng suất có khi gây mất mùa. Nhất là do những thay đổi của điều kiện khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp. Điều này đã ảnh lớn đến thu nhập của hộ gia đình.
Theo thống kê năm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 724.050 triệu đồng, cơ cấu giá trị sản xuất của huyện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị sản xuất
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 724.050 100 1. Nông nghiệp 429.930 59,38 2. Lâm nghiệp 25.789 3,56 3. Thủy sản 94.824 13,10
4. Công thương nghiệp và dịch vụ
173.507 23,96
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2010. Qua bảng cơ cấu giá trị sản xuất cho thấy nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện là từ nơng nghiệp, trong đó trồng trọt mang lại thu nhập là 249.363 triệu đồng/ năm và chăn nuôi là 176.869 triệu đồng trong tổng giá trị sản xuất của ngành. Số liệu thể hiện được nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Công thương nghiệp và dịch vụ chiếm 173.507 triệu đồng/ năm chiếm 23,96% cơ cấu ngành nông nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng ở địa phương ngành công thương nghiệp và dịch vụ chưa phát triển và chưa mang lại hiệu quả đáng kể cho tồn huyện. So với những năm trước thì năm
nhiên trong thời gian tới đây thì nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo cho thu nhập tồn huyện.
Với mức thu nhập này thì người dân trong huyện cũng có được một cuộc sống ổn định và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ. Tuy nhiên thu nhập ở các khu vực khác nhau là không đồng đều, ở các xã đồng bằng và thị trấn có mức thu nhập cao hơn ở các xã ở vùng đồi núi và mức sống ở những nơi này cũng có sự chênh lệnh rõ rệt. Nhìn chung trên địa bàn tồn huyện có sự phát triển đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng ngành nghề chính của người dân ở đây là nơng nghiệp nên cần có sự chú trọng trong lĩnh vực này để tăng thu nhập và mức sống cho người dân, khai thạc một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Tình hình cơ bản của hộ điều tra: Những hộ được điều tra sinh sống trên địa
bàn huyện và thường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài lĩnh vực nông nghiệp người dân còn làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau như thợ xây, buôn bán, giáo viên và nhiều ngành nghề khác. Trong tổng số 30 hộ được điều tra có đầy đủ cả ba loại hộ khá, trung bình và nghèo.
Bảng 4.5: Tình hình cơ bản của hộ điều tra
Đơn vị: hộ
Loại hộ Số lượng Thu nhập chính
Nông nghiệp Phi nông nghiệp
Hộ khá 14 6 8
Hộ trung bình 12 10 2
Hộ nghèo 4 4 0
Nguồn: Phỏng vấn hộ Qua số liệu cho thấy hầu hết các hộ được điều tra đều có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hộ khá ngoài hoạt động trong nông nghiệp họ còn kết hợp với nhiều ngành nghề khác nhau nhằm nâng cao thu nhâp trong đó có 6/14 hộ cho rằng sản xuất nông nghiệp là ngành chính của gia đình, 8/14 hộ cho rằng thu nhập chính của hộ là những ngành nghề khác nhau, bên cạnh đó họ còn làm thêm nông nghiệp để tăng thêm thu nhập. Đây là những hộ thường xuyên tham gia vào các hoạt động khuyến nông được tổ chức. Đối với hộ trung bình trong 12 hộ được phỏng vấn điều tra có 10 hộ hoạt động trong ngành nông nghiệp. Hộ nghèo thu nhập chính của họ cũng từ sản xuất nông nghiệp. Số liệu thể hiện ngành nông nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình nói riêng và trong sự phát triển kinh tế của huyện nói chung. Vì vậy cần có biện pháp phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp trở thành thế mạnh của vùng.