Đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác khuyến nông huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình từ năm 2009 – 2011.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nông ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 (Trang 53 - 56)

huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình từ năm 2009 – 2011.

* Thành công: Từ năm 1998 đến nay trạm khuyến nông huyện Quảng Ninh đã

thu được những thành công:

Thành công lớn nhất phải kể đến là trong thời gian ngắn đã xây dựng được hệ thống khuyến nơng hồn chỉnh từ cấp huyện xuống cơ sở. Được sự chỉ đạo

trực tiếp của trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, UBND huyện cùng với sự phối hợp với các UBND các xã, thị trấn, các ban ngành đồn thể Khuyến nơng đã đáp ứng được yêu cầu của các cấp Đảng, chính quyền và tạo được lịng tin đối với nhân dân trong huyện. Các chương trình khuyến nơng trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nơng dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện. Thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống được cải thiện, vấn đề môi trường sống, đa dạng sinh học cũng được chú ý hơn.

Năng lực của cán bộ khuyến nông và nông dân được cải thiện và tăng cao. Thông qua các hoạt động khuyến nông, cả cán bộ khuyến nông và nông dân đều có thêm được kiến thức, kỹ năng phục vụ sản xuất, tăng cường tính hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

Khuyến nông đã phối hợp tốt với nhiều cơ quan trong ngành như trạm bảo vệ thực vật, thú y và phối hợp với nhiều tổ chức địa phương để thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, phổ biến kịp thời lịch thời vụ đến các xã trong toàn huyện.

Trong các hoạt động khuyến nông, công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân được tổ chức thường xuyên và mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất. Công tác xây dựng mơ hình trình diễn tổ chức hiệu quả, đã rất nhiều mơ hình thành cơng được nơng dân trên địa bàn hưởng ứng và nhân rộng, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện, mở ra nhiều hướng sản xuất mới cho nơng dân. Các chương trình khuyến nơng thực hiện trên hầu hết các xã của huyện đặc biệt đối với xã vùng sâu, vùng xa đã có được những ưu tiên để phát triển nên công tác tuyên truyền chuyển giao quảng bá, ứng dụng nhanh sâu rộng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật cho nông dân ở đây đã được thực hiện.

Tóm lại, được sự quan tâm chỉ đạo từ trên xuống của các cấp các ngành thêm vào đó là những tiềm năng sẳn có của huyện cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của địa phương thì cơng tác khuyến nơng trên địa bàn huyện Quảng Ninh ngày càng được đẩy mạnh và đáp ứng được yêu cầu của ngày càng cao của người dân trên địa bàn huyện.

Theo chia sẽ của cán bộ khuyến nơng ở trạm, có được những thành cơng nhờ vào những kinh nghiệm sau:

Chương trình khuyến nơng chỉ đạt kết quả cao, được duy trì và mở rộng khi có sự tham gia của người dân. Trong hoạt động khuyến nơng khơng chỉ thực hiện việc xây dựng mơ hình trình diễn mà phải triển khai tổng hợp các hoạt động như tập huấn, tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền.

Phải xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nơng, trong đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng khuyến nông cơ sở. Hiện nay lực lượng này không nằm

trong biên chế Nhà nước mà thực hiện chế độ hợp đồng dài hạn. Đây là cách làm giúp bộ máy khuyến nông vừa được tăng cường, vừa tránh được sự cồng kềnh trong cơ quan.

Tranh thủ ý kiến của các tổ chức liên quan ở địa phương là yếu tố quyết định đến thành công của các hoạt động khuyến nông.

* Hạn chế: Cũng như hoạt động khuyến nông nhiều nơi, hoạt động khuyến nông

của trạm cũng mắc phải tồn tại và hạn chế. Cụ thể được chỉ ra như sau:

Số lượng CBKN của trạm và các xã hiện nay là rất mỏng so với lượng công việc của 14 xã - thị trấn. Đa phần họ là cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông, chưa qua đào tạo đúng chuyên môn và phương pháp khuyến nông. Họ lại phải phụ trách tất cả các mảng về: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, Thủy sản… nên trong hoạt động còn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công việc.

Hoạt động khuyến nơng trên địa bàn huyện Quảng Ninh có tác động lớn đến kết quả SXNN. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn một số hạn chế cần được sửa đổi trong quá trình thực hiện. Các chương trình khuyến nông quá chú trọng đến xây dựng hướng dẫn kĩ thuật cho người dân nhưng hoạt động khác như tham gia hội thảo cịn hạn chế.

Các mơ hình khuyến nơng vẫn áp dụng từ trên xuống, chưa xác định rõ ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông đối với người nơng dân để từ đó có kế hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông. Khi được thực sự tham gia vào các hoạt động của khuyến nông từ bước lập kế hoạch, tiến hành thực hiện kế hoạch, kiểm tra theo giỏi các hoạt động, đánh giá rút kinh nghiệm thì người nơng dân mới nâng cao được tính độc lập tự chủ, tự nguyện tham gia và đóng góp nguồn lực vào việc xây dựng cải tiến sản xuất nâng cao thu nhập, xố đói giảm nghèo một cách bền vững.

Trong khi thực hiện chuyển giao KTTB thơng qua các mơ hình trình diễn, các buổi tập huấn, hội thảo thì trạm còn thiếu sự quan tâm đến nhu cầu của người dân. Một số người dân chưa thực sự ys thức được việc học là quan trọng. Với suy nghĩ “ Thầy trả tiền cho học trị đi học”thì chất lượng buổi học sẽ không đem đến hiệu quả như mong đợi, nhiều khi người đi học là bất kì ai trong gia đình. Vì thế chất lượng các buổi học chưa cao, việc áp dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất nhất định cịn hạn chế.

Cơng tác thơng tin tuyên truyền, quảng bá chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông - khuyến lâm đã đạt được nhiều thành tựu nhất định quan trọng hơn là đã có sự tham gia của người dân vào hoạt động này, nhưng do kinh phí cịn hạn hẹp nên người dân chưa hoạt động một cách tích cực mạnh mẽ và thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc chuyển giao KTTB vào sản xuất. Chế độ đãi ngộ, lương cho

khuyến nông viên cơ sở chưa thật thoả đáng. Vì vậy CBKN chưa thật sự yên tâm công tác, một số xã CBKN hoạt động kém hiệu quả.

Đến nay trung tâm khuyến nông - khuyến lâm Quảng Bình nói chung trong đó có trạm khuyến nơng huyện Quảng Ninh vẫn chưa in ấn phát hành được tập san thông tin khuyến nông.

Một số mơ hình cịn manh mún, dàn trải, thiếu định hướng để phát triển lên qui mơ hàng hố nên kết quả nhân rộng là chưa cao.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nông ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 (Trang 53 - 56)