Công tác chỉ đạo sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nông ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 (Trang 37 - 38)

Được sự chỉ đạo của UBND huyện và trung tâm khuyến nơng – khuyến lâm tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua trạm khuyến nơng đã phối hợp với các cơ quan liên quan để làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của hộ nông dân trong mùa vụ.

Trong sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện đang từng bước khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong việc chỉ đạo hướng dẫn nông dân chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Tiến hành khuyến cáo về khung lịch thời vụ gieo trồng hợp lí hơn qua từng năm, diễn biến tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ tổng hợp. Đồng thời đảm bảo cung ứng giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV theo nhu cầu sản xuất của nông dân. Bằng cách phối hợp với công ty giống vật tư cây trồng, trạm thú y, trạm BVTV để giúp nơng dân có kiến thức sâu rợng về cách sử dụng chúng nâng cao hiệu quả sản xuất về cây trồng và vật nuôi.

Trong ngành trồng trọt, đối với việc trồng cây lương thực của nông dân (lúa, ngô, khoai, sắn...), đội ngũ khuyến nông viên của các xã, thị trấn tập trung khuyến cáo về giống, thời vụ, cơ cấu sản xuất nhằm giúp họ lựa chọn giống đảm bảo năng suất, chất lượng, thực hiện gieo trồng đúng khung lịch thời vụ bảo đảm yêu cầu về kĩ thuật và chăm sóc. Đối với các loại cây thực phẩm, đội ngũ cán bộ khuyến nông chủ động tuyên truyền, vận động nơng dân mở rộng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao như: Bí trái dài (giống Đài Loan), lạc, đậu tương giống mới được trồng chủ yếu ở các xã Duy Ninh, Tân Ninh, Vạn Ninh, Hàm Ninh với số lượng tương đối lớn. Vì đây là những xã có thu nhập chủ yếu dựa vào các loại rau màu này nên công tác chỉ đạo cho khuyến nông cơ sở tuyên truyền phổ biến nông dân được chú trọng hơn.

Đối với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản công tác chỉ đạo sản xuất thể hiện qua việc vận động nông dân đưa giống, kĩ thuật mới vào sản xuất. Như việc đưa giống Kì Nhong vào ni trên các xã Gia Ninh, Võ Ninh đã mang lại hiệu quả.

Những gia đình làm mô hình nuôi Kì Nhông thí điểm đã đầu tư lớn hơn vào những vụ tiếp theo.Trạm khuyến nơng chỉ đạo thực hiện mơ hình chăn ni lợn ngoại sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, hay cơng tác chỉ đạo mơ hình ni ếch thương phẩm theo định hướng thị trường ở hai hộ của xã Duy Ninh đồng thời phát triển các mơ hình thủy sản theo hướng thâm canh bền vững như ni tơm càng xanh xen canh, mơ hình cá nước...Cơng tác chỉ đạo sản xuất được thực hiện trên nhiều lĩnh vực và nhận được hưởng ứng của người dân trên địa bàn huyện.

Ngoài ra đội ngũ cán bộ khuyến nơng cịn tích cực hướng dẫn, vận động nơng dân mở rộng quy mô sản xuất lâm nghiệp, trang trại tổng hợp và trồng các loại cây có giá trị kinh tế, phù hợp với đất vườn đồi như: Trám, sấu, măng tre Bát độ, ...ở những xã Trường Sơn, An Ninh, Vĩnh Ninh. Ngoài ra trạm khuyến nơng huyện cịn chỉ đạo xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở. Trong năm 2010 từ nguồn kinh phí của tỉnh, trạm đã phối hợp với các trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh tổ chức 60 lớp tập huấn cho khuyến nông viên xã, CLB khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn toàn huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông mà mục tiêu trước mắt nhằm phục

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nông ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 (Trang 37 - 38)