thâm canh.
Với mục tiêu nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn, huyện thường xuyên đẩy mạnh công tác khuyến nông. Gửi cán bộ khuyến nông đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để giúp họ nâng cao năng lực công tác. Phối hợp với các cơ quan trong ngành tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo tập huấn cho đội ngũ khuyến nơng viên từ nguồn kinh phí của Dự án phân cấp giảm nghèo của tỉnh cho nhiều hoạt động hỗ trợ sản xuất.
Công tác chỉ đạo sản xuất được tiến hành trên tồn huyện và đã góp phần giúp đỡ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả tốt hơn. Hiệu quả mang lại đó đã giúp cho nơng dân ngày càng tin tưởng vào công tác khuyến nông và đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm. Công tác chỉ đạo sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của hộ. Vì vậy đội ngũ cán bộ khuyến nơng huyện phải không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
4.3.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật thuật
Công tác tuyên truyền tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật là nhiệm vụ quan trọng của khuyến nông. Trong những năm vừa qua trạm khuyến nông đã kết hợp với trạm thú y, bảo vệ thực vật thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật về
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nông dân, khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn huyện.
Công tác này được thực hiện thường xuyên và liên tục, không ngừng cập nhật các kiến thức mới về kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Đối tượng phục vụ của công tác tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật là nông dân. Qua các lớp tập huấn giúp nông dân nắm bắt được quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, theo dõi tình hình sinh trưởng, sâu bệnh phát triển cây trồng, vật ni và cách phịng chống dịch bệnh. Nhờ đó trình độ kỹ thuật về trồng trọt, chăn ni của nơng dân được nâng cao, họ cịn biết cách thiết kế đồng ruộng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả và thu nhập cao nhất.
Bảng 4.7: Công tác tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2009 2010 Tổng số lớp Lớp 47 51 Trồng trọt Lớp 23 25 Chăn nuôi Lớp 21 20 Nuôi trồng thủy sản Lớp 3 6 Tổng số người dân tham gia Người 1.880 1.938 Bình quân người/ Lớp Người/ Lớp 40 38
Nguồn: Báo cáo khuyến nông huyện Quảng Ninh năm 2009, 2010 Nông dân đã tham gia tập huấn do trạm phối hợp cùng các công ty, trạm thú y, trạm BVTV tổ chức. Năm 2009, đã tổ chức 47 lớp tập huấn cho nơng dân, ngư dân trong đó lĩnh vực chăn ni là 21 lớp, trồng trọt có 23 lớp, cịn ni trồng thủy sản 3 lớp cho trên 1.880 lượt người tham gia. Đến năm 2010, số lớp tập huấn là 51 lớp với số người tham gia tập huấn tăng lên trên 1.938 lượt người. Gắn liền với công tác chuyển giao tập huấn, trạm đã tham gia tích cực đầy đủ và trách nhiệm về các chuyên đề được lựa chọn.
Công tác tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực trồng trọt được tiến hành nhằm vào mục đích đảm bảo lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước đưa cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lý, đa dạng, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, trên cơ sở đó giảm dần nguồn vốn đầu tư cho ngành trồng trọt, mở rộng ngành nghề và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Các hoạt động trạm khuyến nông đã thực hiện trên địa bàn huyện ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Nhiều giống
lúa liên tục được đưa vào thí nghiệm trên địa bàn xã rồi được chuyển giao cho nông dân để thay thế các giống lúa đã bị thoái hố. Người nơng dân được tập huấn về các giống lúa chất lượng cao như HT9, SH2, P6, TBR1....đặc biệt trạm đã phối hợp UBND xã Trường Xuân chỉ đạo người Vân Kiều bản Khe Dây thực hiện thâm canh lúa nước góp phầngiải quyết vấn đề lương thực tại chỗ cho bà con vùng dân tộc, vùng sâu, địa bàn giao thơng đi lại khó khăn. Ngồi ra trạm cịn tổ chức tập huấn kĩ thuật trồng dưa hấu Hắc Mỹ ở hai xã Hiền Ninh và Xuân Ninh, tập huấn kĩ thuật trồng cỏ thâm canh VA06 tại xã Trường Xuân. Trạm khuyến nông huyện đã giúp người nông dân tự quyết định lựa chọn và xây dựng được giống lúa chủ lực, đồng thời tham gia mơ hình thâm canh tăng năng suất chất lượng cao. Đến nay, nông dân đã chọn được các giống cây lương thực, cây màu có năng suất, chất lượng cao và biết cách tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, tăng thu nhập.
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú trọng tập huấn. Điển hình là các lớp tập huấn kĩ thuật ni gà an tồn sinh học ở các xã Xuân Ninh, An Ninh, Vĩnh Ninh, Lương Ninh, Hiền Ninh, kĩ thuật ni Kì Nhơng ở ba xã Võ Ninh, Gia Ninh... Gần đây là thực hiện tập huấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào tháng 10/ 2010 tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật chăn nuôi với hơn 150 lượt người tham gia. Phối hợp với phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tập huấn kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hộ nghèo.
Về thủy sản, trạm phối hợp với ban quản lí dự án DPPR cùng tuyên truyền, tập huấn nuôi ếch thương phẩm theo định hướng thị trường, phối hợp Trạm Thú y dập dịch bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và tơm sú. Các chương trình khuyến ngư đưa phong trào ni trồng thủy sản trên địa bàn phát triển thành một ngành quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động khuyến ngư chỉ trong một thời gian ngắn vài năm đã chuyển giao tốt kỹ thuật nuôi trồng thủysản. Mặt khác, trạm không ngừng tiến hành khảo nghiệm các lồi ni khác như ni cua, các loài cá... để luân canh trong nuôi trồng, tạo môi trường nuôi sạch và chủ động thay thế các con ni đã bị thối hóa. Khuyến ngư đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh công tác tập huấn và chuyển giao thiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, công tác tuyên truyền vận động nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được thực hiện một cách hiệu quả. Hình thức tuyên truyền vận động thơng qua đài phát thanh, tờ rơi, áp phích, tài liệu hướng dẫn mang lại hiệu quả tác động trực tiếp vào nhận thức của người dân, thúc đẩy sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Việc thực hiện đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn cho nông dân đã đưa các giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất làm tăng hiệu quả kinh tế, giúp người
nông dân thay đổi phương thức sản xuất. Qua thực tiễn hoạt động của công tác tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật đã khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của khuyến nơng đối với nông nghiệp và nông dân. Càng ngày công tác này càng được nơng dân đánh giá cao và tích cực hưởng ứng, góp phần khơng nhỏ trong việc đưa ngành kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển.