Thực hiện chủ trương về cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đúng mức. Huyện có đường tỉnh lộ chạy qua, đường liên huyện, đường liên xã. Hiện nay huyện có 1 thị trấn - trung tâm kinh tế của huyện đã được nối liền bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi. Đây là điều kiện quan trọng giúp Quảng Ninh đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới. Huyện có 25 km bờ biển và có 35 km đường biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là điều kiện thuận lợi để phát triển, giao lưu với các huyện, các tỉnh và nước bạn. Điều này cũng tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển nền kinh tế đa dạng và thuận lợi trong phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, không ngừng tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Với sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ người dân và ban lãnh đạo, việc thực hiện CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn sẽ nhanh chóng thực hiện được những gì được Huyện uỷ - UBND huyện vạch ra, giúp huyện thoát khỏi những trở ngại khó khăn trong phát triển kinh tế.
* Về hệ thống điện và thông tin liên lạc
Tính đến cuối năm 2010, tồn huyện có 34 trạm biến áp với tổng cơng suất là trên 15.000 KVA. Hiện nay 100% các xã trong toàn huyện được sử dụng điện gờm 14/14 xã đã có điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhiều dịch vụ dân sinh sử dụng điện được phát triển, cuộc sống người dân được nâng cao.
Về hệ thống thông tin liên lạc: Tồn bộ các xã trên địa bàn huyện đã có đài phát thanh, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thơn xóm. Thơng qua hệ thống truyền thanh các xã đã cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các chương trình khuyến nơng, các kinh nghiệm sản xuất đến với người dân. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống đài truyền thanh, đến nay trong tồn huyện đã có máy điện thoại cố định, 5 trạm tiếp sóng di động. Với hệ thống điện và thông tin liên lạc như hiện nay đã góp phần vào sự phát triển KTXH của huyện, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động và các chương trình khuyến nơng trên địa bàn huyện.
* Về y tế - giáo dục
Tồn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại xã Gia Ninh và trạm xá đặt tại các xã. Ngồi ra cịn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ y bác sĩ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngồi huyện.
Về giáo dục tồn huyện có 40 trường học các cấp, trong đó có 22 trường tiểu học, 15 trường THCS, 2 trường THPT và 1 trung tâm dạy nghề. Qua đó có thể thấy hệ thống giáo dục của huyện đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục có số lượng, chất lượng đảm bảo cho việc phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới.
* Về cơng trình thuỷ lợi
Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa các xã ven sông (Hiền Ninh, Duy Ninh…) thường xuyên xảy ra tình trạng úng lụt do nước khơng thốt kịp thời. Ngược lại vào mùa khơ thì hầu hết các xã trong huyện đều có tình trạng hạn hán xảy ra với mức độ khác nhau (các xã bị hạn nặng là Tân Ninh, Trường Sơn... ). Vì vậy mà việc hồn thiện hệ thống thuỷ lợi của huyện trở nên hết sức quan trọng. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, của Tổ chức PLAN và Dự án giảm nghèo, hệ thống kênh mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã cơ bản được kiên cố hoá ở nhiều xã như Võ Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh, An Ninh.... Tình trạng hạn hán vào mùa khơ và úng lụt vào mùa mưa đã được hạn chế, mùa màng đã và đang được đảm bảo khá tốt về khâu nước tưới. Tuy nhiên do tác động của điều kiện tự nhiên và do vận hành thiếu khoa học ở một số cơng trình thuỷ lợi đã có dấu hiệu xuống cấp nhanh chóng, hiệu quả tưới tiêu đang bị suy giảm so với công suất thiết kế. Điều này đặt ra yêu cầu với cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ quản lý việc phát triển nơng nghiệp nơng thơn cần có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu dài các cơng trình này.
Hiện nay huyện đã có trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố. Trên toàn huyện đã có hồ đập trữ nước phục vụ cho cơng tác tưới tiêu, có 4 hồ đập có dung tích nước tưới đạt trên 100 ha. Với hệ thống thuỷ lợi như vậy nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn cơng tác thuỷ nông của Quảng Ninh sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế của huyện những năm tới.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho toàn huyện. Nhưng để nền kinh tế huyện ổn định và vững mạnh hơn cần trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất tốt hơn tạo điều kiện để phát triển tốt tương ứng với tiềm năng của vùng.