Cơ cấu tổ chức của trạm bao gồm trạm trưởng là kỹ sư khuyến nơng, 1 trạm phó,1 kỹ sư trồng trọt, 1 kỹ sư chăn ni, 2 kỹ sư nuôi trồng thủy sản, 2 cử nhân kinh tế. Đội ngũ cán bộ cịn ít, hình thức quản lí thể hiện qua sơ đồ sau:
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức thể hiện được hình thức quản lí và mối quan hệ của các bộ phận trong trạm khuyến nơng.
Đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lí, phân cơng cơng việc là trạm trưởng. Trạm trưởng điều hành mọi công việc trong trạm, tùy vào mỗi lĩnh vực mà có sự phân cơng cụ thể phù hợp với từng người. Ngoài chức năng điều hành, trạm trưởng phải có sự phối hợp với các ban ngành khác liên quan để thực hiện công việc của trạm, đảm nhiệm nhiều trọng trách mà cấp trên giao phó như liên kết và phối hợp với các ngành nghề phục vụ nơng nghiệp, đại diện gặp các ban quản lí dự án để lĩnh hội nội dung triển khai các hoạt động sản xuất, việc thực hiện các mơ hình.
Nhân viên thực hiện nhiệm vụ ở từng chuyên môn riêng. Tùy vào mỗi nhiệm vụ được giao để họ có thể làm tốt vai trị của mình. Ngồi ra, mỗi nhân viên trong trạm còn phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trao đổi công việc của trạm. Sơ đồ thể hiện được sự đồng đều về trình độ của CBKN, họ đều là những người có trình độ đại học với 3 chuyên ngành đào tạo trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi để trạm khuyến nơng có thể phân cơng cũng như thực hiện cơng việc cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.
Sau 05 năm thành lập Trung tâm Khuyến nông, nhờ sự tài trợ và giúp đỡ của Dự án bảo tồn tài ngun nơng nghiệp tỉnh Quảng Bình, tháng 11/1998 mạng lười khuyến nông cơ sở được thành lập nhờ đó đã giúp cho cơng tác khuyến nơng ở các trạm thực hiện vai trò của mình. Mạng lưới khuyến nơng viên cơ sở góp phần giúp khuyến nơng tỉnh, huyện nắm và hiểu rõ nhu cầu, nguyện
Kỹ sư trồng trọt Kỹ sư chăn nuôi Cử nhân kinh tế Trạm trưởng Kỹ sư nuôi trồng thủy sản
vọng của nhân dân, phản hồi chính xác những thơng tin cần thiết cho khuyến nơng tỉnh, huyện, thành phố. Từ đó xây dựng kế hoạch, điều chỉnh nội dung hoạt động khuyến nông phù hợp và thiết thực hơn.
Đội ngũ CBKN cấp xã cũng là một bộ phận quan trọng của khuyến nông ở trạm, đây cũng là đội ngũ bổ sung sức mạnh đáng kể cho hoạt động khuyến nông của trạm. Số CBKN cơ sở gồm 14 người chia đều cho 14 xã trong huyện, họ làm việc và hưởng lương theo hợp đồng dài hạn. Trình độ của CBKN cơ sở đều được đào tạo ở bậc trung cấp. Tuy không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức khuyến nông nhưng qua những hoạt động sản xuất nơng nghiệp và bằng sự tìm tịi am hiểu thì CBKN cơ sở cũng là bộ phận quan trọng khơng thể thiếu, đóng góp lớn cho sản xuất nơng nghiệp tại xã mình.
Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại ở địa phương: Tuy số lượng CBKN hưởng lương là 14/14 người nhưng thu nhập hàng tháng của họ là rất thấp chỉ 438.000 đồng và nếu có phụ cấp thì cũng khơng đáng kể (60.000 đ/một buổi tập huấn, 72.000 đ/một tháng phụ cấp), nhiệm vụ đảm trách lại nhiều. Chính vì vậy, hầu hết CBKN hoạt động ở địa bàn xã cịn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế. Một số người khơng xác định gắn bó lâu dài với cơng việc mà mình đang làm. Họ vẫn phải làm rất nhiều công việc khác và khơng coi hoạt động khuyến nơng là ngành chính hay nhiều người vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đi làm cho các doanh nghiệp, các công ty hoặc chuyển làm công tác khác... Đây là trở ngại cho CBKN làm cho họ không chun tâm trong cơng việc, cịn ỉ lại quá nhiều vào sự chỉ đạo phân công của cấp trên.
CBKN cơ sở và cán bộ trạm là lực lượng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thường xuyên làm việc với bà con nông dân. Công tác khuyến nơng thực sự có hiệu quả cần đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật và những hổ trợ xứng đáng để CBKN xã, huyện thực hiện tốt vai trị của mình.