Những thay đổi về sản lượng và thu nhập từ KTTS của ngư dân

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Trong những năm trở lại đây hoạt động khai thác gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh sản lượng suy giảm một cách nghiêm trọng thì những thay đổi về thời tiết bất thường cản trở việc ra khơi đánh bắt của ngư dân dẫn đến thu nhập của hộ cũng có những thay đổi.

Bảng số liệu dưới được tính theo sản lượng năm 2010 ( SL 2010) là kg/chuyến (kg/ch) và thu nhập năm 2010 ( TN 2010) là nghìn đồng/chuyến (ng.đ/ch). Qua đó thấy được sản lượng khai thác truyền thống lâu đời như

lưới, câu, dạ đang có xu hướng giảm xuống, cịn các hoạt động khai thác khác như mành cá chim, bủa xăm và rồng thảy lại tăng lên.

Bảng 8: Thay đổi sản lượng và thu nhập từ KTTS biển Hoạt động Lồi KT chính SL 2007 (kg/ch) SL 2010 (kg/ch) TN 2007 (ng.đ/ch) TN 2010 (ng.đ/ch) Lưới Cá khoai, mực, Cá trích,cá hố… 49,3 28,2 194,8 112,9 Câu cá nục,cá thu, cá song,cá trích... 28,1 14,1 97 48,1 Dạ Ruốt 50,7 0 249,3 0 Mành Cá chim 11,1 14,1 131,1 141,3

Bủa xăm Cá duội 42,5 48,8 182,5 225

Bủa rồng Cá cơm 34,2 37,1 121,4 141,4

( Nguồn: Số liệu khảo sát hộ, 2011)

Giải thích cho những thay đổi trên đó là do sự thay đổi về tài nguyên thủy sản biển trong những năm qua. Cụ thể hoạt động bủa xăm và rồng thảy trước năm 2010 mất mùa nên sản lượng thấp nhưng đến năm 2010 thì sản lượng cá cơm và cá duội tăng lên đáng kể, mỗi thuyền đi biển sau một mùa khai thác có khi vài trăm tạ cá/chuyến, những sản phẩm này người dân có thể bán tươi hoặc phơi khơ để sau bán với giá cao hơn, vì thế thu nhập cũng tăng lên. Hoạt động khai thác bằng lưới luôn chiếm sản lượng lớn sau mỗi chuyến ra khơi khai thác trong năm 2010 cũng giảm 21 kg/chuyến so với năm 2007. Từ đó cho thấy tài nguyên thủy sản biển đang có xu hướng suy giảm một cách nghiêm trọng, những lồi cá trước đây thường có số lượng nhiều như cá nục, cá trích, cá sòng, mực ống…nhưng bây giờ đã giảm đi rất nhiều. Cịn hoạt động khai thác bằng mành thì có sự thay đổi qua các năm, năm 2007 thì chỉ có 3 hộ sắm mành để khai thác nhưng đến năm 2010 thì số lượng đó tăng lên là 12 hộ. Giá trị đầu tư ban đầu cho việc mua một bộ lưới mành cá chim gần 15 triệu đồng nên một số hộ ngư dân vẫn chưa dám mạnh dạn mua sắm vì sợ

khó khăn trong việc lấy lại vốn, trong khi các hoạt động khai thác khác tăng lên về số lượng ngư cụ nhưng vẫn không tăng về mặt sản lượng, vả lại sản lượng khai thác cá chim của những chủ thuyền khác không nhiều như trước đây nên ngư dân vẫn ngại đầu tư.

Qua q trình nghiên cứu cịn nhận thấy một vấn đề của ngư dân vùng ven biển hiện nay là tâm trạng lo lắng về tình hình KTTS biển hiện nay. Theo nhận định đa phần của các ngư dân thì tài nguyên thủy sản giảm đi rất nhiều so với 5 năm về trước, nguyên nhân được ngư dân đưa ra khơng phải là do chính họ mà là do thuyền từ các địa phương khác có cơng suất lớn và ngư cụ hiện đại đến khai thác như Thuận An, Quảng Trị… Minh chứng cho điều đó là hoạt động khai thác bằng đánh đèn vào buổi tối bởi các thuyền ở Thuận An thì từng đàn cá bị đánh bắt bởi ánh đèn có cơng suất lớn thu hút hoặc lưới quét cũng được áp dụng để khai thác được nhiều hơn. Mặc dù vậy ngư dân ở đây vẫn tăng cường lực khai thác bằng việc mạnh dạn đầu tư thêm ngư lưới cụ như lưới quét, lưới 3 màng, lưới dày, lưới sưa…nhưng sản lượng khai thác bằng lưới vẫn giảm nhiều so với năm 2007 nên thu nhập cũng giảm xuống, trong khi chi phí xăng dầu, thực phẩm ngày một tăng lên nên một số ghe thuyền không ra khơi đánh bắt nhiều như trước kia nữa mà chỉ khi nào thấy những thuyền khác khai thác có mới mạnh dạn ra khơi. Điển hình như mùa ruốt năm 2010 do mất mùa nên những thuyền đi dạ đều lỗ tiền dầu nhiều nên gần cuối mùa ruốt mà vẫn khơng có thuyền nào đi dạ, trong khi đó năm 2007 mùa ruốt đem lại cho ngư dân 1-1,5 tạ/chuyến, trở thành nguồn thu quan trọng trong tổng thu nhập của ngư dân.

Như vậy sản lượng và thu nhập sau mỗi chuyến KTTS biển đang giảm xuống cho thấy tài nguyên thủy sản biển đang suy kiệt dần do khai thác quá mức và chưa có ai quản lý nên đã gây ra những khó khăn cho việc khai thác trong tương lai, ảnh hưởng đến đời sống sinh kế cộng đồng ngư dân sống phụ thuộc vào biển là chủ yếu.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w