Thu nhập là kết quả mong muốn cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất, mỗi loại hoạt động sản xuất khác nhau sẽ tạo ra các nguồn thu nhập khác nhau. Vì vậy đối với hộ ngư dân sống phụ thuộc vào biển thì KTTS là nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất, từ đó có thể đầu tư lại cho sản xuất và chi tiêu của cả gia đình.
Bảng 10: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ năm 2010 ĐVT: Nghìn đồng/hộ/năm
Các nguồn thu
Hộ có thuyền Hộ khơng có thuyền
N 2010 N 2010 KTTS 30 23.583 30 17.400 Chăn nuôi** 5 5.600 6 4.833 Buôn bán 3 10.000 4 7.000 Chế biến thủy sản 6 8.167 4 6.500 Làm thuê 2 13.500 10 7.400 Dịch vụ du lịch 0 0 1 15.000 Nghề khác* 0 0 3 8.667 Tổng thu 30 27.633 30 19.300
( Nguồn: Số liệu khảo sát hộ, 2011)
*Nghề khác: làm điều ở Bình Phước, cán bộ thơn, cho th... ** Chăn nuôi: gà, vịt. lợn...
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy thu nhập từ KTTS biển ln chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với cả hai nhóm hộ khai thác đó là tại ra thu nhập chính cho gia đình bên cạnh các hoạt động đa dạng sinh kế khác. Thu nhập từ KTTS biển năm 2010 là 17,401 triệu đồng/hộ/năm đối với hộ khơng có thuyền và 23,549 triệu đồng/hộ/năm đối với hộ có thuyền, trong khi đó số hộ tham gia các hoạt động cho thu nhập khác như chăn nuôi, làm thuê giữa hai nhóm dường như tương đương nhau, những hoạt động này đang có xu hướng tăng là do các nguyên nhân sau: thứ nhất là trong hai năm trở lại đây khí hậu diễn biến thất thường, biển động, mưa gió kéo dài nên ngư dân khơng
thể ra khơi đánh bắt nên thu nhập giảm xuống. Thứ hai là một số loài thủy hải sản suy giảm một cách nghiêm trọng, mặc dù ngư dân đã sắm thêm ngư lưới cụ nhưng sản lượng vẫn giảm và tất nhiên thu nhập từ nguồn này sẽ giảm theo.
Nguồn thu nhập từ KTTS đều rất quan trọng đối với cả hai nhóm hộ ngư dân nhưng có sự chênh lệch nhau do hộ khơng có thuyền phải đi theo khai thác với các chủ thuyền khác nên chỉ được trả công một phần nên thu nhập vẫn cịn thấp, bên cạnh KTTS thì những hộ này cịn phải tìm thêm những công việc khác để kiếm tiền chi tiêu cho gia đình vào những mùa mưa bão khơng đi đánh bắt được. Sau mỗi chuyến ra khơi sản phẩm là thủy hải sản hoặc tiền mặt thu được từ việc bán thủy hải sản đó. Đối với thu nhập là tiền mặt thì rất thuận lợi cho hộ, nó có thể mua sắm phương tiện sinh hoạt, lương thực thực phẩm mà gia đình chưa đáp ứng được và tích lũy một cách dễ dàng. Cịn với thu nhập là thủy hải tươi thì đáp ứng được một phần cho bữa ăn hàng ngày, nếu nhiều thì có thể chế biến thành các sản phẩm cất giữ dài ngày để bán hoặc tiêu dùng.
Các nguồn thu nhập của ngư dân ở đây không được đa dạng như những hộ làm nông nghiệp ven đầm phá, các hoạt động chủ yếu như chăn ni hộ gia đình, bn bán nhỏ lẻ, chế biển thủy hải sản, làm dịch vụ, đi làm thuê... được nhiều hộ lựa chọn, cịn về trồng trọt thì điều kiện đất đai và khí hậu khơng thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nên SXNN không phát triển.
Qua nghiên cứu thì từ năm 2007 trở về trước hoạt động chăn nuôi không được nhiều hộ ngư dân chú ý đến, đặc biệt là những hộ có thuyền họ tập trung vào KTTS biển là chính khi sản lượng khai thác nhiều tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hộ. Nhưng hiện cả hai nhóm hộ ngồi cơng việc nhà cịn chăn ni quy mơ hộ gia đình nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình, và xu hướng này vẫn cịn tiếp tục tăng do nghề đi biển khơng cịn đem lại thu nhập nhiều như trước đây nữa, mà còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm do thời tiết. Đối với những hộ khơng có thuyền thì chăn ni đang là lựa chọn chủ yếu nhằm đem lại thu nhập chính cho gia đình, mà hướng đi chính là phát triển kinh tế gia trại trên vùng đất cát hoang hóa.
Hoạt động chế biến thủy hải sản đã có từ lâu được truyền từ đời này sang đời khác, nhóm hộ có thuyền chiếm cao hơn ( 6 hộ) những hộ khơng có thuyền, qua tìm hiểu thì nguyên nhân ở đây là do những chủ thuyền sau khi KTTS thì tiến hành thu mua lại sản phẩm của các thành viên khác trong thuyền sau khi chia sản phẩm như ruốt, cá cơm..., sau đó tiến hành chế biến thành các sản phẩm đem bán sẽ cho giá cao hơn, đối với những hộ khơng có thuyền thì việc chế biến cũng chỉ là để tiêu dùng trong gia đình, nếu dư thì cho người quen hoặc đem ra chợ bán. Hoạt động dịch vụ du lịch vẫn chưa được các nhóm hộ chú ý đến chỉ chủ yếu tập trung vào những nhóm hộ khơng tham gia KTTS ( 1 hộ ) vì họ có nhiều thời gian tập trung vào việc kinh doanh dịch vụ được tốt hơn, thời gian vào mùa làm bãi tắm là từ cuối tháng 4 đến hết tháng 8 trùng vào mùa đi KTTS chính của ngư dân.
Hiện nay một hoạt động được ngư dân tiến hành song song bên cạnh KTTS là đi làm thuê, chủ yếu ở đây là đi phụ hồ, làm thuê cho các ao ni tơm trên cát, tỷ lệ những hộ khơng có thuyền đi làm th cao hơn những hộ có thuyền và trong mỗi nhóm hộ thì tỷ lệ đi làm th cũng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động này đóng góp nhiều vào thu nhập của hộ, theo những hộ ngư dân khơng có thuyền thường đi làm thuê ở đây cho biết nếu được nhận đi làm thì cơng việc kéo dài cả tháng nên thu nhập cũng ổn định ( tiền công của một ngày đi phụ hồ là 100.000đ/ngày), đơi khi có những cơng trình như nhà ở, lăng mộ có quy mơ lớn thì có thể nghỉ đi biển để đi làm thuê, vừa khỏe vừa có tiền bồi dưỡng khi hồn thành cơng trình.
Như vậy bên cạnh hoạt động KTTS là nguồn thu chính và lớn nhất cho ngư dân thì các hộ ngư dân cịn tham gia vào các hoạt động thu nhập khác, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để KTTS là nguồn thu ổn định và bền vững để ngư dân bám biển lâu dài, đầu tư nhiều hơn cho khai thác cần phải được chính quyền quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Đồng thời sự xuất hiện của hoạt động dịch vụ du lịch là tín hiệu khả quan cho việc phát triển các loại hình du lịch đầm phá và biển khi mà cây cầu Ca Cút đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thuận lợi hơn rất nhiều cho khách du lịch.