Các hình thức tổ chức hợp tác trong KTTS biển

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

Trong tất cả các hoạt động sản xuất nơng nghiệp thì lao động ln chiếm một vị trí quan trọng trong q trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, và hợp tác lại với nhau luôn mang lại ưu thế, tạo ra nhiều sức mạnh để mang lại hiệu quả cao hơn, KTTS cũng vậy với đặc thù là một hoạt động cần sự hợp tác của nhiều người, cần nhiều lao động tham gia vào các hoạt động như đi câu, đi dạ, bủa rồng...Mỗi lao động trên thuyền đều có một vị trí quan trọng khác nhau. Vì vậy một hoặc hai người nếu ra khơi sẽ gặp nhiều khó khăn từ việc đánh bắt đến việc đưa ghe lên bờ, nên việc hợp tác nhiều người là quan trọng.

Qua qua trình nghiên cứu các hình thức hợp tác ở 4 thơn thì thấy được một đặc điểm chung được áp dụng phổ biến, đó là một chủ thuyền có thể kêu thêm 2-4 người cùng thơn hoặc những người có quan hệ huyết thống như anh em, cha con trong gia đình tham gia vào quá trình KTTS. Chủ thuyền phải bỏ ra tồn bộ chi phí trước mắt như dầu điezen, mua các nhu yếu phẩm mang theo trên thuyền như mì tơm, gạo..., cịn những người đi theo thuyền ( gọi là trai bạn theo tiếng gọi của địa phương ) thì khơng phải tốn bất cứ chi phí gì. Vì vậy sau khi đánh bắt xong thì việc phân chia sản phẩm cũng khác nhau. Cụ thể có các hình thức hợp tác và phân chia sản phẩm sau:

 Đối với các loại hình khai thác bằng lưới, câu, dạ thì:

+ Trên thuyền ra khơi đánh bắt hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 người khơng có quan hệ họ hàng với nhau thì cách chia sản phẩm được tính như sau sản phẩm thu được thì chia lần lượt thành 4, 5 hoặc 6 phần, trong đó chủ thuyền được 2 phần, còn những trai bạn còn lại mỗi người 1 phần.

+ Trên thuyền ra khơi là những người có họ hàng với nhau thì việc chia sản phẩm dễ dàng hơn, có thể là hai anh em, ba cha con cùng làm chung thì sản phẩm đánh bắt được thường chia đều cho mọi thành viên trên thuyền sau khi đã trừ mọi chi phí. Trong khi sữa chữa, làm lại ghe thuyền như thay nan tre, mua sắm ngư lưới cụ... thì cùng đóng góp tiền chi trả cho các cơng việc trên.

+ Đối với loại hình khai thác bằng mành cá chim thì có 2 cách chia, một là đi 4 hoặc 5 người thì lần lượt chia thành 6 hoặc 7 phần, trong đó chủ thuyền được 3 phần ( gồm 2 phần cho công bỏ ra và ghe máy, phần còn lại là phần lưới mành cá chim). Hai là cách chia giống như trên, đi 4 hoặc 5 người thì cũng chia 5 hoặc 6 phần.

+ Trường hợp đặc biệt là chủ thuyền không đi nhưng kêu người khác đi thì sản phẩm đánh bắt được vẫn có một phần.

Các sản phẩm được chia cho mọi người sau khi trừ đi mọi chi phí bỏ ra ban đầu, còn các khoản chi cho sữa chữa, bảo dưỡng ghe thuyền thì chủ tàu chị mọi chi phí vì đã tính vào cách chia sản phẩm.

 Đối với hoạt động KTTS là rồng thảy và bủa xăm thì cách chia sản phẩm cũng khác nhau do cách góp vốn ban đầu để mua ngư lưới cụ, thơng thường thì 10 người cùng góp vốn với nhau. Mục đích của việc góp vốn nhiều người là để khi đi khai thác có đủ số người đi đánh bắt vì đi rồng thảy hoặc bủa xăm phải cần từ 10-15 người mới đánh bắt được.

+ Nếu đi 2 thuyền với số lượng trên thuyền là 12-15 người thì sau khi đã trừ đi mọi chi phí xăng dầu thì những người có thuyền, có lưới, có cơng bỏ ra thì được 3 phần (trong đó gồm: 1 phần lưới, 1 phần cơng, 1 phần thuyền), những người có góp vốn mua lưới thì được 2 phần ( gồm 1 phần lưới và một phần cơng), cịn những người có lưới nhưng khơng bỏ cơng ra đi khai thác hoặc bỏ công ra nhưng khơng có lưới thì chỉ được một phần. Đó là quy tắc chia nhưng trên thực tế thì có sự châm chước, đơi khi những người khơng có lưới cũng được 1 hoặc 2 phần chia.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w