PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

5.1 Kết luận

Quảng Ngạn là một xã ven biển, đầm phá thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng và KTTS, đây là thế mạnh của vùng. Vì thế trong những năm gần đây ở xã Quảng Ngạn nhiều hộ ngư dân đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, ngư lưới cụ khai thác đã góp phần nâng cao đời sống hộ gia đình. Nhờ vậy hoạt động KTTS biển đã có nhiều tác động đến sinh kế người dân ven biển.

Hiện nay ngư dân chủ yếu khai thác gần bờ là chính vì khơng có điều kiện sắm tàu lớn cũng như bến tàu, nơi tránh bão khi cần thiết, những hoạt động khai thác chính ở là đi câu, dạ ruốt, lưới, mành cá chim... Đây là hoạt động tạo thu nhập chính của các hộ ngư dân, là đầu vào quan trọng trong các hoạt động chế biến thủy hải sản. Nó tạo ra hoạt động sinh kế, tạo việc làm cho những hộ khơng có thuyền khai thác. Bên cạnh đó đa dạng hóa sinh kế được nhiều hộ ngư dân áp dụng nhằm tạo thêm nguồn thu nhập bên cạnh KTTS ( chăn nuôi và làm thuê là hai hoạt động được nhiều hộ lưạ chọn nhất). Thu nhập của những hộ có thuyền thường cao hơn 1,5 đến 2 lần so với thu nhập của những hộ khơng có thuyền, do trong q trình khai thác có sự hợp tác giữa người có thuyền và người khơng có thuyền nên khi phân chia sản phẩm ( tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1 ) đã tạo ra sự chênh lệch đó. Q trình thu mua và tiêu thụ sản phẩm đa phần do người lái bn địa phương đảm nhận nhưng vẫn cịn hiện tượng “ mất mùa được giá và được mùa mất giá” gây ra khó khăn cho ngư dân. Như vậy hoạt động KTTS đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống ngư dân ven biển xã Quảng Ngạn.

Quá trình KTTS biển trong những năm qua nhìn chung đã mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định và chiếm vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Ngạn. Tuy nhiên, ngành KTTS đang có xu hướng đi xuống, số thuyền đã giảm đi nhiều so với trước do người dân khơng cịn mặn mà nhiều với nghề cho thu nhập bấp bênh này, chi phí cho mỗi lần ra khơi tăng lên ( do giá dầu tăng) trong khi đó tài nguyên biển đang giảm đi rõ rết đã ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của một bộ phận ngư dân

chỉ biết sống phụ thuộc vào biển. Đồng thời sự ỷ lại của những hộ có người thân đang sinh sống ở nước ngoài cũng phần nào làm cho sinh kế của họ thiếu đi sự bền vững. Bên cạnh đó KTTS biển chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên không thể kiểm sốt được như mưa bão, giơng tố...đã gây ra nhiều khó khăn trong q trình khai thác. Ngoài ra hiện tượng nước biển xâm thực đã làm ảnh hưởng đến đời sống nhiều hộ dân sống sát biển.

Tóm lại sinh kế của cộng đồng KTTS biển xã Quảng Ngạn vẫn cịn nhiều khó khăn cần có sự giúp đỡ của các cấp liên quan để ngư dân ven biển có thể sống được nhờ vào biển.

5.2 Kiến nghị

- Tuyên truyền, vận động ngư dân mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc, ngư lưới cụ để phục vụ tốt hơn trong q trình khai thác.

- Chính quyền địa phương cần tăng cường cơng tác quản lý KTTS trước tình trạng nguồn lợi thủy sản biển đang suy giảm bằng các biện pháp như: nắm số thuyền, khuyến khích ngư dân sử dụng mắt lưới đúng quy định cho từng loại thủy sản, phổ biến về các quy định pháp luật về khai thác biển..., đồng thời khuyến khích người dân mua sắm trang thiết bị cứu hộ nhằm đảm bảo an toàn đi biển.

- Cần có các chính sách hỗ trợ ngư dân đa dạng hóa sinh kế, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển các ngành nghề ở đại phương. Tạo điều kiện để ngư dân có thể tiếp cận tín dụng phát triển chăn nuôi và xây dựng kinh tế gia trại trên vùng đất cát hoang hóa.

- Cần hình thành một nơi thu mua tập trung các loại thủy sản để ngư dân có thể bán được các sản phẩm của mình với giá ổn định, đảm bảo ngư dân có lợi trong KTTS.

- Tiếp tục phát triển hoạt động chế biến thủy sản ở địa phương nhưng cần có sự liên kết trong chế biến thủy sản giữa các hộ gia đình để hướng đến xây dựng thương hiệu và hình thành một làng nghề sản xuất tập trung.

- UBND xã cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư cho những hộ bị sạt lở do biển xâm thực, đồng thời có phương án hỗ trợ những hộ này tại nơi ở mới để người dân ổn định cuộc sống và an tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w