Với đặc thù là một xã ven biển lại bị chia cắt bởi hệ thống đầm phá nên việc vận chuyển sản phẩm thủy sản ra các huyện lân cận vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, cùng với đó hoạt động KTTS của ngư dân là khai thác gần bờ, đi về trong ngày nên sản lượng cũng không được nhiều. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản của ngư dân được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 11: Hoạt động thu mua tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Sản phẩm Xí nghiệp đơng lạnh (% ) Người thu mua (%) Cơ sở chế biến ở địa phương (%) Chợ địa phương (%) Đối tượng khác (%) Cá tươi 4,3 58,1 2,2 31,8 3,6 Ruốt 0 62,2 37,8 0 0 Mực tươi 7 47,2 0 39,7 6,1 Cá khô 0 0 0 81,4 18,6 Cá nướng 0 0 0 80,2 19,8 Khác* 1,3 51,5 2 41 4,2
( Nguồn: Số liệu khảo sát hộ, 2011)
*Khác: cua, ghẹ...
Qua bảng số liệu phân tích thấy được hình thức tiêu thụ chủ yếu ở đây là bán ngay tại chỗ cho người thu mua địa phương, điểm mạnh của hình thức này là người thu mua là những người dân địa phương, phương tiện vận chuyển của họ là những chiếc xe máy nên rất dễ di chuyển từ thơn này sang thơn khác, hoặc có thể chạy dọc bờ biển nếu gặp thuyền nào mới vào bờ thì thu mua trực tiếp tại thuyền, cịn ngư dân khơng phải chở sản phẩm đi bán tại những điểm thu mua khác lại lấy được tiền mặt nên có thể dùng ngay vào các công việc như trả tiền dầu mua nợ đại lý, chi tiêu trong gia đình...Những lồi thủy sản được tiêu thụ theo cách này là những lồi có số lượng lớn như cá nục, cá cơm, cá sịng, cá khoai...Cịn đối với các lồi thủy sản có giá trị kinh
tế cao như mực, cá đuối, cá thu, cá chủa... thì được bán cho cá cơ sở thường thu mua để vận chuyển lên thành phố Huế bán cho các nhà hàng, khách sạn để có giá bán cao hơn. Ngồi ra cịn có một hình thức tiêu thụ khác cũng được áp dụng nhiều là tiêu thụ trực tiếp ngay tại chợ địa phương, lý do là một số người thu mua không mua hết được nên phải đem vào chợ bán và nếu đem vào chợ bán thì sẽ cho giá cao hơn vì khơng qua khâu trung gian, đồng thời thủy sản vừa mới được khai thác vẫn còn tươi nên là sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng so với những lồi thủy sản đơng lạnh từ nơi khác đến, thêm vào đó các sản phẩm cá khơ và cá nướng thường là do giá bán tươi thấp nên phải chế biến lại để giữ sản phẩm được lâu hơn nên bán ở chợ địa phương là tốt nhất,cịn người thu mua thì khơng chú ý đến những loại thủy sản này do giá trị còn thấp. Đối với sản phẩm thủy sản là ruốt thì bán cho người thu mua và cơ sở chế biến là thuận lợi nhất vừa giá cao, vừa khơng tốn chi phí vận chuyển, có những hộ ngư dân sau khi khai thác thì giữ lại khơng bán mà xay phơi khơ để bán có giá trị cao hơn ruốt tươi.
Hoạt động thu mua thủy hải sản chưa được các xí nghiệp chú ý đến, đơi khi chỉ có vài chuyến xe đơng lạnh từ Thuận An lên thu mua các loại cá có số lượng nhiều như cá khoai, cá cơm, cá trích...Vì vậy chưa thể hình thành nên những điểm thu mua tập trung khơng qua khâu trung gian để giúp ngư dân có được giá bán cao hơn.
Thơng qua các hình thức thu mua và tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại địa phương ta lại thấy một quy luật mà trong sản xuất nông nghiệp vẫn thường gặp, đó là quy luật “ được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”. Một minh chứng cụ thể đó là vào năm 2007 khi sản lượng cá khoai nhiều, sau mỗi chuyến đi biển khoảng 100-200kg cá khoai thì giá bán rất thấp chỉ 3000-4000 đồng/kg nhưng vẫn ít người thu mua, người dân phơi khô hoặc bán làm thức ăn chăn nuôi, nhưng năm 2009, 2010 sản lượng cá khoai giảm mạnh thì giá bán lại tăng lên 20-30.000 đồng/kg nhưng vẫn khơng có cá mà bán, chỉ một phần bán ở chợ địa phương, phần nhiều là đem đi nhưng nơi khác tiêu thụ. Qua đó có thể thấy được ngư dân vẫn chưa chủ động nguồn ra
cho các loại thủy sản mình khai thác, phần thiệt ln thuộc về người dân sản xuất.
Tóm lại hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể cho ngư dân, giữa người bán và người thu mua chưa có sự liên kết nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Vì vậy cần có một cơ sở thu mua tập trung ngay tại địa phương để cho việc thu mua được dễ dàng và ngư dân cũng bán được thủy sản với giá cao hơn để họ am tâm bám biển lâu dài.