Nhận thức của ngư dân về quản lý tài nguyên ven biển.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 43 - 44)

Tài nguyên biển là loại tài nguyên dùng chung chịu sự quản lý của nhà nước, nhưng trên thực tế loại tài nguyên này vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, ngư dân vẫn khai thác một cách triệt để các loài thủy sản phục vụ cho nhu cầu của gia đình và cho tồn xã hội.

Mặc dù ngư dân vẫn biết sản lượng và số lượng của các loài thủy sản đang có xu hướng giảm nhưng khơng thể giảm cường lực khai thác, không thể không mua sắm thêm ngư lưới cụ khi những hộ xung quanh lại sắm sửa nhiều. Lý giải cho nguyên nhân trên theo đa số các hộ ngư dân thì cuộc sống của họ hồn tồn phụ thuộc vào biển, đơi khi làm một ngày có thể đủ chi tiêu cả tuần, thậm chí 2-3 tuần nhưng cũng có khi phải ở nhà cả tháng do biển động. Vì vậy để đảm bảo cuộc sống gia đình buộc ngư phải phải khai thác nhiều hơn. Nguyên nhân thứ hai là do tâm lý ai cũng nghĩ “ biển là của chung”, mình khơng khai thác thì người khác cũng khai thác, vậy tốt nhất là khai thác được chừng nào thì hay chừng đó, với tâm lý như vậy đã vơ hình chung làm cho tài nguyên biển bị khai thác một cách vô tội vạ, chẳng ai quản lý, chẳng ai can thiệp dẫn tới tài nguyên biển đang suy kiệt một cách nghiêm trọng. Biểu hiện của sự suy kiệt đó là vào những năm 2009, 2010 sản lượng ruốt khai thác được giảm mạnh, sản lượng toàn xã chỉ được vài tạ trong khi mùa ruốt đóng góp chính vào thu nhập của hộ ( mỗi mùa ruốt nếu được mùa thì cho thu nhập khoảng 5-10 triệu), cịn những năm 2006, 2007 thì sau mỗi chuyến đi dạ ruốt có thuyền lên tới vài tạ ruốt/chuyến. Chính việc giảm sản

lượng như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến thu nhập cho hộ và ảnh hưởng cho ngành chế biến mắm ruốt và nước mắm ruốt của địa phương.

Tóm lại vấn đề quản lý tài nguyên ven biển vẫn đang bị bỏ ngõ, người dân vẫn nhận thức được tài nguyên suy giảm ảnh hưởng đến sinh kế của họ sau này nhưng vì cuộc sống mưu sinh của cả gia đình nên họ khơng thể giảm cường độ KTTS, bên cạnh đó các chi phí cho sản xuất và tiêu dùng đang ngày càng tăng cũng gây ra nhiều áp lực nên việc quản lý tài nguyên ven biển càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy cần có những biện pháp hỗ trợ nhằm đa dạng hóa sinh kế cho ngư dân để vừa tạo thêm thu nhập vừa đảm bảo khai thác bền vững loại tài nguyên này.

Một phần của tài liệu đánh giá sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã quảng ngạn, huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 43 - 44)