Hiện nay BĐKH đang diễn ra trên toàn thế giới và ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội không kể bất cứ quốc gia nào. Những biểu hiện của nó là gây hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng cùng với đó là cường độ và mức độ của các hiện tượng thiên tai bão lụt diễn ra ngày càng nhiều hơn và sức tàn phá cũng khủng khiếp hơn. Trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH thì SXNN chịu tác động mạnh mẽ nhất vì rằng SXNN phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì vậy KTTS biển cũng khơng nằm ngồi những tác động của tự nhiên đó, trong khi đó ngư dân cũng khơng có biện pháp gì để ngăn chặn hoặc đối phó với trước những tình huống xấu có thể xảy ra, trời quang mây tạnh thì ra khơi đánh bắt an tồn cịn trời mưa gió phức tạp, biển động kéo dài nhiều ngày thì buộc phải ở nhà. Do đó BĐKH ảnh hưởng đến các hoạt động KTTS biển của ngư dân.
Trong những năm trở lại đây thời tiết diễn biến thất thường đã gây ra nhiều khó khăn trong KTTS. Trong năm 2010 vừa qua số lượng bão và cấp gió tăng lên rõ rệt do Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung là nơi hứng chịu nhiều ảnh hưởng của hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới. Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn và những cơn sóng giữ dội làm cho thuyền khơng thể ra khơi ( do khai thác gần bờ nên các ngư dân không trang bị phương tiện cứu hộ nên càng nguy hiểm hơn), vì vậy ảnh hưởng đến sinh kế là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh
hưởng đến nhà ở và phương tiện sinh hoạt của ngư dân mà cần nhiều thời gian để có thể phục hồi lại được. So với sự thay đổi nhiệt độ do BĐKH gây ra thì bão và áp thấp nhiệt đới thưởng khó có thể dự đốn, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó những đợt khơng khí lạnh kéo dài gây ra biển động làm người dân không thể ra khơi đánh bắt làm cho ngư dân khơng cịn mạnh dạn đầu tư cho khai thác nữa. Thời tiết không tuân theo những quy luật lâu nay không những ảnh hưởng đến sinh kế ngư dân và còn mối nguy hiểm khi ra khơi đánh bắt.
Qua đó có thể thấy tác động mạnh mẽ của BĐKH hậu đến quá trình khai thác, dẫn đến hệ lụy là cuộc sống của ngư dân chỉ cịn biết trơng chờ vào các ngành nghề phụ khác để có nguồn thu khác chi tiêu hàng ngày cho cả gia đình chờ hết mưa bão mới có thể khai thác bình thường trở lại.
Nước biển xâm thực đang ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận ngư dân sống sát bờ biển vào mùa hè thì khơng có gì xảy ra nhưng vào những mùa mưa bão thì những con sóng ập vào cuốn theo cát gây sói lở nghiêm trọng, cuốn theo những hàng phi lao trồng chắn gió ven biển gây nguy hại cho những ngơi nhà gần biển. Ở thôn Tân Mỹ khoảng cách giữa bờ biển và nhà dân chỉ còn cách vài trăm mét, trong khi khơng có hàng phi lao chắn gió, chỉ có những cây xương rồng cũng đang tàn lụi dần. Hiện nay UBND xã đã làm tờ trình xin ý kiến của UBND huyện xây dựng khu tái định cư cho 5 thôn ven biển của xã nằm trọng diện này, trong khi chờ kinh phí thực hiện thì xã đã
Hộp 1: Những thay đổi về thời tiết không theo quy luật
Theo ông Trương Dương là một người KTTS biển lâu năm trong thơn thì “ Thời tiết mấy năm nay thay đổi khơng giống như mấy năm trước, giêng hai rồi mà vẫn cịn mưa gió, khơng khí lạnh nhiều nên chẳng đi làm biển được chỉ ở nhà sữa chữa ngư lưới cụ thôi. Mấy năm về trước sau biển động 2-3 ngày thì tơm cá nhiều nhưng nay biển động đã dài rồi nhưng đi biển lại khơng có, lỗ thêm tiền dầu nữa”
( Nguồn: Phỏng vấn hộ ông Trương Dương- thôn Đông Hải- xã Quảng Ngạn, 2011)
tiến hành lập quỹ đất, lên danh sách những hộ nằm trong diện di dời để có thể thực hiện nhanh nhằm đảm bảo an tồn tính mạng, tài sản cho người dân và để người dân an tâm sản xuất.
Với những gì xảy ra ở trên có thể thấy người dân dường như bất lực trước những thảm họa từ nhiên gây ra, họ chỉ biết trông chờ sau mỗi lễ cúng cầu ngư sẽ là một năm khai thác thành công, sau mỗi chuyến ra khơi là những ghe thuyền đầy tôm cá và tránh những bất thường của thời tiết. Những kinh nghiệm đi biển được đúc kết từ trước đến nay đã phần nào giúp ngư dân tránh được những nguy hiểm khi ra khơi.
Như vậy việc thích ứng trước BĐKH của ngư dân chỉ dừng lại ở việc tránh những cơn bão, những đợt biển động...thông qua các phiện tiện thông tin đại chúng như xem đự báo thời tiết, nghe đài để biết được những đợt khơng khí lạnh trước vài ngày, từ đó có những biện pháp để phịng tránh như ghánh thuyền lên bờ xa hơn, khơng đi biển những ngày sắp có bão. Đồng thời những kinh nghiệm lâu năm trong đi biển cũng phần giảm được những rủi ro có thể xảy ra khi ra khơi nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ tránh những trận mưa to, sấm sét, gió mạnh lên bất thường.
Hộp 2: Kinh nghiệm trong KTTS biển của ngư dân
Theo ông Nguyễn Trọn là một người khai thác lâu năm và có nhiều ngư cụ nhất trong thơn BC thì “ Đi biển lâu năm nên cũng có một vài kinh nghiêm phịng thân, thì khi nào đang đánh bắt nếu thấy mây vón thành từng cục và xuất hiện nhanh trên bầu trời thì lo nhanh kéo lưới vào bờ vì sắp có sấm sét và mưa lớn. Cịn nếu thấy nước biển đục màu sẫm và có gió mạnh thì tốt nhất là ở nhà, nhưng vẫn xem dự báo thời tiết trước khi ra khơi là an tồn nhất ”.
( Nguồn: Phỏng vấn hộ ơng Nguyễn Trọn- Thôn BC- Xã Quảng Ngạn,2011)