Hội nhập quôc tế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (Trang 46 - 47)

- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích,

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢ

3.1.1 Hội nhập quôc tế

Hội nhập quốc tế thành công sẽ đem lại cho cơ cấu tổ chức của các NHTMVN nhiều cơ hội phát triển và cũng không ít những thách thức.

Cơ hội:

Hội nhập quốc tế giúp các NHTMVN tiếp cận nhanh chóng với các công cụ hoạt động hiện đại và hiệu quả. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTMVN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu VN cũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTMVN trong các giao dịch quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng VN có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Thách thức:

Cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16.9.2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh tỷ lệ huy động tiền gửi VND đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ 25% lên 50%. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng. Trong thời gian tới các ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập các ngân hàng với vốn 100% của Mỹ. Hội nhập đòi hỏi các NHTMVN phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý tạo qui trình nghiệp vụ huy động thông thoáng và nhanh chóng.

Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh vào tạo thị phần cho mình. Do đó, các NHTMVN cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho ngân hàng mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.

Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt khủng hoảng kinh tế với tỷ lệ lạm phát 11,75% cao gần gấp đôi tốc độ tăng GDP 6,78%. Các doanh nghiệp và cá nhân đều gặp nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và chính sách tín dụng của các NHTMVN. Tất cả các ngân hàng điều liên tục điều chỉnh qui trình cho vay như điều chỉnh lại đối tượng khách hàng, tỷ lệ cho vay, điều kiện cho vay, các khâu liên quan...cũng như liên tục đầu tư công nghệ để đảm bảo quản lý rủi ro về vốn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w