Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH đề tài văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở hạ long (Trang 25 - 26)

Qua việc tìm hiểu những khái niệm khác nhau về văn hóa, ta có thể thấy văn hóa là một phạm trù rộng lớn, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa là dấu ấn của một cộng đoàn lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm của cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục tập quán… đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường.

Trong một xã hội có nhiều cấp độ văn hóa khác nhau như: Văn hóa dân tộc, văn hóa nghề nghiệp, VHDN… Đó là những khái niệm khơng hồn tồn đồng nhất. Thực chất, thuật ngữ văn hóa có thể được áp dụng cho những giá trị và cách ứng xử đặc trưng cho các nhóm xã hội khác nhau: Cách ngành nghề, các nhóm thương mại, các tổ chức, các câu lạc bộ và xã hội. Thậm chí những đơn vị xã hội nhỏ như là các gia đình cũng có thể có những nếp văn hóa riêng của họ. Tất cả những vấn đề này đơi khi được gọi là văn hóa vi mơ và các cấp độ văn hóa nói trên được gọi là những nền tiểu văn hóa (sub - cultures).

Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành cơng đó. Cụm từ "corporale culturelorganizational culture" (VHDN, cịn gọi là văn hóa xí nghiệp, văn hóa cơng ty) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức, các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới.

Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm Văn hóa doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức cơng nhận.

Ơng Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các

giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp" [tr.53]

Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế I.L.O - International Labour Organization: "Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị,

các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết".

Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu của các tổ chức Edgar H.Schein, "Văn hóa

doanh nghiệp (hay văn hóa cơng ty) là tổng hợp những quan điểm chung mà các thành viên trong cơng ty học được trong q trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh" .

Một phần của tài liệu NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH đề tài văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở hạ long (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)