Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

3.1.2 Biến độc lập

3.2.3 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen

Để xem xét có hay khơng sự tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Có hai dạng kiểm định Johansen dựa vào Trace hoặc Eigenvalue. Giả thuyết của Trace là số vector đồng liên kết r ≤ k, trong khi số vector đó của giả thuyết Ho của eigen value là r = k

Theo Engle và Granger (1987) kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian khơng dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian khơng dừng đó được gọi là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Hay nói theo cách khác, phần dư trong mơ hình hồi quy chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng thì kết quả hồi quy là đúng đắn và thể hiện cân bằng dài hạn giữa các biến trong mơ hình. Mục đích chính của đồng liên kết là xem các chuỗi khơng dừng có quan hệ hay khơng. Có hai cách kiểm định

Thứ nhất: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư

Thứ hai: Kiểm định đồng liên kết dựa theo phương pháp luận Var của Johansen (1991, 1995a)

Một chú ý quan trọng kiểm định chỉ có ý nghĩa khi xét đối tượng là chuỗi thời gian không dừng

Giả thuyết Johansen đưa ra là

Ho: “None” nghĩa là khơng có đồng liên kết, viết đầy đủ là “None of Cointergration” No. of CE(s) (đây là giả thiết ta quan tâm nhất).

H1: “At most 1” nghĩa là có 1 mối quan hệ đồng liên kết.

Lưu ý rằng, tùy thuộc vào số biến trong mơ hình (ví dụ như k biến mà ta sẽ có k-1 số phương trình đồng liên kết, khi đó ta sẽ có thêm giả thiết về phương trình đồng liên kết).

Để đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết Ho, ta cần so sánh giá trị Trace Statistic (giá trị T tính tốn) với giá trị phê phán (giá trị tới hạn) Critical

Value tại mức ý nghĩa đã chọn ở ô MHM trong Eview (thông thường chọn mức 5% hay 0,05).

Nếu Trace Statistic < Critical Value: ta chấp nhận giả thiết Ho Nếu Trace Statistic > Critical Value: ta bác bỏ giả thiết Ho

Khảo sát chuỗi dữ liệu ta thấy dữ liệu của bài nghiên cứu không dừng ở nguyên phân mà dừng ở sai phân bậc 1 là cơ sở thực hiện đồng liên kết. Khi đi đến kết luận tồn tại đồng liên kết trên dữ liệu cho phép thực hiện hồi quy hệ phương trình VAR. Kết quả đồng liên kết cho phép thực hiện hồi quy VAR khi dữ liệu dừng tại bậc 1, tránh được hiện tượng hồi quy giả mạo.

Ta sẽ kiểm định đồng liên kết dựa trên các chuỗi chưa lấy sai phân.

Xác định độ trễ tối ưu

Kết quả kiểm định thường rất nhạy cảm với chiều dài độ trễ nên tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike’ Information Criterion) của Akaike (1970,1974) được sử dụng để lựa chọn chiều dài độ trễ tối ưu. Phương pháp thứ nhất của Akaike gọi là sai số hoàn toàn xác định trước FPE và phương pháp hứ hai gọi là tiêu chuẩn thông tin Akaike AIC. Haman và Quinn (1979) đề xuất một phương pháp khác gọi là tiêu chuẩn HQ. Bên cạnh đó cịn có phương pháp chọn độ trễ tối ưu của Schwarz (1978) được ký hiệu SC.

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w