CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
3.1.2 Biến độc lập
3.2.4 Kiểm định nhân quả Granger
Kiểm định nhân quả nhằm trả lời cho câu hỏi có hay khơng sự thay đổi của biến X ảnh hưởng đến kết quả của biến Y và ngược lại. Về cơ bản phải xác định được quan hệ nhân quả mới có cơ sở thành lập mơ hình nghiên cứu.
Thực hiện kiểm định nhân quả ta kiểm định hai phương trình sau:
Yt = αo + β1 Yt-1 + δtXt-1 + εt
Để xem có hay khơng việc biến trễ của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả lên X), ta tiến hành kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình:
Ho: δ1 = ρ1 = 0
Ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald và kết luận như sau: F tính tốn > F critical value tại ý nghĩa α: bác bỏ Ho
Có các trường hợp như sau:
Δ1 ≠ 0 và có ý nghĩa thống kê và ρ1 khơng có ý nghĩa thống kê: X tác động
lên Y nhưng Y không tác động lên X, nhân quả Granger 1 chiều với X là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc (uni-directional causality)
δ1 khơng có ý nghĩa thống kê và ρ1 ≠ 0 và có ý nghĩa thống kê: Y tác động lên X nhưng X không tác động lên Y, nhân quả Granger 1 chiều với Y là biến độc lập, X là biến phụ thuộc (uni-directional causality)
δ1 ≠ 0 và ρ1 ≠ 0 và đều có ý nghĩa thống kê: X và Y tác động qua lại, các
biến trễ của X tác động lên Y và biến trễ của Y tác động lên X
δ1 và ρ1 đều khơng có ý nghĩa thống kê: X và Y độc lập với nhau, khơng
có quan hệ nhân quả giữa X và Y, các biến trễ của X không tác động lên Y và các biến trễ của Y không tác động lên X.
Theo Engle và Granger (1987) kết quả kiểm định nhân quả Granger chịu ảnh hưởng rất nhiều vào việc lựa chọn độ trễ, độ trễ nhỏ hơn độ trễ thực sẽ bỏ qua kết quả trễ bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả ước tính bị sai lệch. Nếu độ trễ được chọn lớn thì các độ trễ khơng có liên quan xuất hiện sẽ làm kết quả ước tính khơng đạt hiệu quả cao. Do vậy tiêu chuẩn Akaike được sử dụng để chọn độ trễ tối ưu.