VNINDEX TYGIAHOIDOAI 7.5 10.0 7.0 9.9 6.5 6.0 5.5 5.0 9.8 9.7 9.6 4.5 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 9.5 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2.8 LAISUATLIENNH 280 SANXUATCN 2.6 240 2.4 200 2.2 160 2.0 120 1.8 80 1.6 40 1.4 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 CUNGTIEN CPI 16 5.0 4.8 15 4.6 14 4.4 4.2 13 4.0 12 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 3.8 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 Nguồn: Tác giả tính tốn Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng
Biến Dữ liệu gốcGiá trị thống kê Sai phânGiá trị thống kê bậc 1
VNINDEX -3.271 -5.396*** CPI -2.522 -7.655*** TYGIAHOIDOAI -2.499 -14.910*** LAISUATLIENNH -3.480 -11.546*** CUNGTIEN -3.085 -6.569*** SANXUATCN -2.302 -12.047***
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Nguồn: Tác giả tính tốn
Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các biến không đồng loạt dừng tại dữ liệu bậc 0. Khi lấy sai phân bậc 1, chuỗi dữ liệu đồng loạt dừng (dữ liệu không dừng ở nguyên phân mà dừng ở sai phân bậc 1).
4.2Kiểm định đồng liên kết Johansen test4.2.1 Độ trễ phù hợp của mơ hình 4.2.1 Độ trễ phù hợp của mơ hình
Kiểm định độ trễ tối đa trong mơ hình VAR nhằm mục đích tránh bỏ sót độ trễ trong tương quan về mối quan hệ giữa các biến. Kết quả lựa chọn độ trễ với các tiêu chuẩn lựa chọn LR, AIC, FPE, SC và HQ.
Nhận xét
- Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ và kiểm định VAR cho thấy độ trễ tối đa của mơ hình VAR là 2 ứng với tiêu chuẩn kiểm định FPE, SC và HQ.
-Tuy nhiên theo tiêu chuẩn AIC và LR độ trễ tối ưu là 8.
Vì trong thực tiễn các nhân tố kinh tế vĩ mơ rất ít khi phát huy tối ưu ngay tác động của nó sau 1 tháng mà thường có độ trễ vài tháng nên trong bài nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả chọn độ trễ là 2 để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
4.2.2 Kết quả kiểm định đồng liên kết (phụ lục 5)
Mẫu dữ liệu nghiên cứu chỉ đồng loạt dừng ở sai phân bậc 1 ở tất cả các biến, để tránh hiện tượng “Hồi quy giả tạo” trong hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian, chuỗi dữ liệu hồi quy phải đảm bảo tính đồng liên kết. Kiểm định đồng liên kết cho phép đo lường mối quan hệ liên kết giữa các biến trong dài hạn
Nhận xét :
Dựa vào phần phương pháp nghiên cứu đối với đồng liên kết, bài nghiên cứu có 5 biến được giả định là biến độc lập do vậy ta sẽ kiểm tra 5 phương trình đồng liên kết. Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy:
Kiểm định thống kê Trace
Giả thiết Ho: “At most 2” thì giá trị trace value là 54.96173 > Critical value tương ứng là 47.85613 tại mức xác xuất 0,05 vậy theo phương pháp Johansen ta bác bỏ giả thiết Ho là tồn tại 2 phương trình đồng liên kết, chấp nhận giả thiết có ít nhất là 3 phương trình đồng liên kết, tồn tại ít nhất 3 mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến tại mức ý nghĩa 5%.
Ho: “At most 1” có Max - Eigen Statistic 41.54224 > Critical Value 33.87687 vậy bác bỏ Ho ở ý nghĩa 5%. Kết luận rằng tồn tại ít nhất 2 phương trình đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%.
Kết
luận : Kiểm định Johansen cho kết quả chuỗi dữ liệu tồn tại ít nhất 3 phương
trình đồng liên kết tại mức ý nghĩa 5%. Tồn tại đồng liên kết trên dữ liệu cho phép thực hiện hồi quy hệ phương trình VAR. Kết quả đồng liên kết cho phép thực hiện hồi quy VAR khi dữ liệu dừng tại bậc 1, tránh được hiện tượng hồi quy giả mạo.
4.3Kiểm định nhân quả Granger (phụ lục 6)
Kết quả kiểm định Granger tại cho phép kiểm tra tương quan nhân quả giữa các biến trong mơ hình. Kết quả kiểm định Granger cho kết quả với p-value nhỏ hơn 0.05 với các mơ hình với các biến VNINDEX, CPI, Lãi suất liên ngân hàng, Cung tiền mở rộng lần lượt là biến phụ thuộc. Kiểm định Granger tìm thấy bằng chứng tồn tại quan hệ nhân quả giữa các biến trong đa số mơ hình.
Bằng chứng Granger các biến tương quan nhân quả củng cố việc sử dụng các dạng mơ hình VAR trong phân tích quan hệ nhân quả giữa các nhân tố nghiên cứu, phương pháp VAR phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trên dữ liệu mẫu.
Nhận xét:
-Trong ngắn hạn, CPI, lãi suất liên ngân hàng có tác động nhân quả Granger đến VNINDEX.
-Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái, cung tiền mở rộng, chỉ số sản xuất cơng nghiệp có tác động nhân quả Granger đến CPI.
-Trong ngắn hạn, khơng có yếu tố nào tác động nhân quả Granger đến tỷ giá hối đối
-Trong ngắn hạn, CPI có tác động nhân quả Granger đến lãi suất liên ngân hàng. -Trong ngắn hạn, CPI và tỷ giá hối đoái tác động nhân quả Granger lên cung tiền mở rộng.
-Trong ngắn hạn, VNINDEX, CPI, cung tiền mở rộng có tác động nhân quả Granger đến chỉ số sản xuất công nghiệp.
Mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều: CPI và cung tiền mở rộng, CPI và
chỉ số sản xuất công nghiệp.
Mối quan hệ nhân quả Granger một chiều: CPI tác động đến VNINDEX, Lãi
suất liên ngân hàng đến VNINDEX, tỷ giá hối đoái đến CPI, CPI đến lãi suất liên ngân hàng, tỷ giá hối đoái đến cung tiền, VNINDEX đến sản xuất cơng nghiệp.
Khơng có yếu tố nào tác động nhân quả Granger đến tỷ giá hối đoái. Hàm ý chính sách:
-Lạm phát có tác động nhân quả hai chiều Granger đến cung tiền mở rộng: điều này hoàn toàn phù hợp vì bản chất của lạm phát là sự mất cân đối giữa khối lượng hàng hóa và khối lượng tiền tệ trong lưu thơng. Cung tiền tăng sẽ làm lạm phát gia tăng. Kinh tế Việt Nam đã chứng kiến thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ kéo dài dẫn đến tỷ lệ lạm phát phi mã vào trước năm 2008.
-Sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng có tác động nhân quả Granger hai chiều vì khi nền kinh tế đạt được chỉ tiêu hoạt động kinh tế thực gia tăng sẽ làm tăng dịng tiền và có thể gây ra hiện tượng lạm phát.
-Khơng có yếu tố nào tác động nhân quả Granger đến tỷ giá hối đối vì: Việt Nam đang duy trì cơ chế tỷ giá cố định có sự quản lý của Ngân hàng nhà nước với một biên độ dao động hẹp, chính vì vậy tỷ giá gần như là thay đổi không đáng kể. Sự biến động về tỷ giá chủ yếu quyết định bởi quan hệ cung cầu đô la Mỹ trên thị trường mà không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mơ.
4.4Kiểm định tính ổn định mơ hình
Kiểm định độ ổn định của mơ hình VAR dựa trên kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu sai số trong mơ hình VAR. Kết quả kiểm định tính ổn định mơ hình VAR được trình bày bảng sau: